Khuyến kích tài chính

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 56 - 58)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.5.2. Khuyến kích tài chính

Sự khuyến khích tài chính của Chính phủ Trung Quốc là công cụ mạnh nhất trong việc thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài. Các doanh nghiệp của Trung Quốc trong danh sách ưu tiên có thể nhận được sự trợ giúp của Chính phủ về mặt tài chính dưới hình thức tiếp cận với các khoản vay lãi suất thấp, được phân bổ vốn trực tiếp và trợ cấp trong các chương trình hỗ trợ chính thức. Hai ngân hàng: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc (Exim Bank) là những ngân hàng chính cung cấp các khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc là phương tiện để thực hiện thúc đẩy chiến lược “đi ra nước ngoài” của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là chỉ có những dự án lớn sử dụng chủ yếu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc mới được cấp vốn thông qua các khoản vay ưu đãi của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc.

58

Năm 2004, Uỷ ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc cùng với Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc dành một tỷ lệ ngân sách cho các dự án đầu tư ra nước ngoài với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường ít nhất là 2% và kỳ hạn cho vay ưu đãi. Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thực tế trên thị trường và lãi suất trợ cấp cho các dự án do những ngân hàng cấp tín dụng khi đã được Chính phủ Trung Quốc thông qua. Đồng thời, tháng 10 năm 2004, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo các khoản vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được ưu tiên, bao gồm: các dự án phát triển tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho nội địa trong ngắn hạn; các dự án chế tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy xuất khẩu công nghệ, các sản phẩm, thiết bị và lao động của Trung Quốc; những dự án đánh giá công nghệ tiến tiến toàn cầu và kỹ năng quản lí; và các dự án mua và sát nhập để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập các quỹ hỗ trợ đặc biệt cho các dự án đầu tư ra nước ngoài. Năm 2005, Trung Quốc thành lập các quỹ hỗ trợ đặc biệt cho hợp tác kinh tế và kỹ thuật với nước ngoài để trợ giúp trực tiếp và cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp của Trung Quốc có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông qua việc thành lập nhà máy hoặc trung tâm nghiên cứu phát triển và thực hiện các hình thức hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Các chương trình hỗ trợ chính thức của Chính phủ Trung Quốc gián tiếp thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài. Trước tiên, hầu hết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Trung Quốc ràng buộc cho các công ty Trung Quốc là nhà thầu xây dựng hoặc là nhà cung cấp thiết bị, nguyên liệu và thậm chí còn sử dụng cả lao động Trung Quốc. Bằng cách giành được các hợp đồng do chương trình hỗ trợ phát triển chính thức cung cấp tài chính, các doanh nghiệp của Trung Quốc có thể thâm nhập vào nước nhận hỗ trợ, thành lập các công ty con và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Hai là, những dự án cơ sở hạ tầng này thường là một phần trong gói

59

thầu để giành được những dự án thương mại lớn hơn nhiều có liên quan đến mua bán tài nguyên với quy mô lớn. [35]

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)