- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm
2.1.5.4. Phê duyệt và quản lí đầu tư
Trong giai đoạn từ 1979 đến 1983, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là do sự hoài nghi của hệ tư tưởng, thiếu kinh nghiệm và dự trữ ngoại hối thấp. Trung Quốc chỉ cho phép những công ty ngoại thương được Nhà nước Trung Quốc chỉ định thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Năm 1979, Nhà nước Trung Quốc đưa ra “Văn bản thông báo thành lập các doanh nghiệp ở nước ngoài” là 1 trong 15 chính sách chính thức để mở cửa kinh tế.
60
Tuy nhiên, không có một khung pháp lý nào được đưa ra cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài và tất cả các quyết định đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài phải do Uỷ ban Nhà nước phê duyệt trên cơ sở từng trường hợp.
Sau đó, những quy định về hành chính được nới lỏng dần. Lúc đầu chỉ cho phép các công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương đựơc phép đầu tư ra nước ngoài (năm 1984). Đến năm 1985, Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào có đủ vốn, bí quyết kinh doanh và công nghệ đều được phép đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, đến năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng quản lí hành chính đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo Quy định này (có hiệu lực ngày 1 tháng 5 năm 2009), các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và các khu tự trị được phép phê duyệt các dự án đầu tư ra nước ngoài có giá trị từ 10 triệu USD đến 100 triệu USD; các dự án đầu tư ra nước ngoài lớn hơn 100 triệu USD do Bộ Thương mại phê duyệt; các dự án dưới 10 triệu không cần xin phép mà chỉ cần điền vào mẫu đơn điện tử gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tất cả các dự án đầu tư của Trung Quốc vào các nước và vùng lãnh thổ nhạy cảm về chính trị như Đài Loan phải do Bộ Thương mại Trung Quốc phê duyệt.
Tóm lại, với sự khuyến khích mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc, các công ty ngày càng dễ dàng được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Ngoại trừ các hợp đồng lớn hay nhạy cảm chính trị, cần được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt trước khi thực hiện, hầu hết các dự án đầu tư đều được các văn phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các khu tự trị trực thuộc Bộ Thương mại và Ủy ban Cải cách và Phát triển của Trung Quốc phê duyệt trong thời hạn 6 tuần, và lượng ngoại tệ cần thiết để tiến hành các dự án thường được cung ứng kịp thời ngay sau đó. [35]