Về yếu tố Tham gia lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viêntrường hợp nhà máy phân bón cửu long (Trang 91 - 135)

Trong nghiên cứu này, yếu tố Tham gia lập kế hoạch tác động không có ý nghĩa đến động lực làm việc của nhân viên. Các nhà quản lý tại nhà máy cần tạo điều kiện để nhân viên tham gia vào các hoạt động quản trị của doanh nghiệp, xây dựng các quy định để nhân viên tham gia ý kiến. Trong các cuộc họp, người quản lý các cấp phải thường xuyên yêu cầu nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và ra quyết định trong phạm vi quyền hạn mà họ được giao.

Nhà máy cần phải phải thường xuyên cập nhật thông tin về những chính sách, chiến lược kinh doanh cho toàn thể nhân viên nắm rõ, tạo thông tin công khai, minh bạch để mọi người cùng biết và thực hiện.

5.2.8. Về yếu tố Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

Trong nghiên cứu này, yếu tố Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp tác động không có ý nghĩa đến động lực làm việc của nhân viên là do nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp chưa cao. Khi nhân viên tự hào và đánh giá cao uy tín và thương hiệu doanh nghiệp thì họ sẽ có thêm động lực để làm việc.

Vì vậy, các nhà quản lý tại nhà máy cần phải quan tâm đến việc nâng cao hình ảnh, uy tín thương hiệu, thiết lập văn hóa đổi mới hay nói đúng hơn là nhà máy cần có nhiều hoạt động khác để xây dựng thương hiệu và văn hóa hơn nữa như:

Nhà máy nên tạo điều kiện để kết nối giữa tổ chức và nhân viên thông qua các hoạt động tạo dấu ấn văn hóa riêng như: Tổ chức các giải thể thao hàng năm mang đậm truyền thống riêng của nhà máy, lấy ngày thành lập tổ chức làm ngày hội tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi.

Ngoài ra, nhà máy nên quảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh, uy tín thông qua các hoạt động tài trợ cho cộng đồng.

5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập số liệu, nên nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi nhà máy phân bón Cửu Long, là một đơn vị thành viên của công ty phân bón miền Nam. Nếu phạm vi điều tra được tiến hành

mở rộng trên phạm vi tất cả các đơn vị thành viên thuộc công ty phân bón miền Nam hoặc các nhà máy sản xuất phân bón ở phạm vi nhiều tỉnh, thành thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính khái quát hơn. Đây cũng là một hướng gợi mở cho nghiên cứu tiếp theo.

Tóm tắt chương 5

Chương 5 tập trung vào việc đề xuất các hàm ý chính sách giúp gia tăng động lực làm việc cho nhân viên tại nhà máy, bao gồm các khuyến nghị: Về cấp quản lý; Về công việc thú vị; Về đồng nghiệp; Về thu nhập và phúc lợi; Về đào tạo và thăng tiến; Về khen thưởng và công nhận; Về tham gia lập kế hoạch; Về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó trong chương này còn đề cập đến các vấn đề còn hạn chế của đề tài và gợi mở, đề xuất hướng nghiên cứu mới cho các đề tài sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), Nghiên cứu các Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 35 (2014): 66-78.

Daniel Pink (2009), Động lực chèo lái hành vi - Sự thật kinh ngạc về những động cơ thúc đẩy hành động của con người, NXB Lao động Xã hội.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Tập 1 & 2.

Lê Thị Bích Phụng (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp tại TP.HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, Khoa Kinh tế lao động và dân số, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

Nguyễn Khắc Hoàn (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 60, 2010.

Nguyễn Thị Hải Huyền (2013), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM, TP.HCM. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,

NXB Lao động Xã Hội, Tp.HCM.

Nguyễn Thị Thu Trang (2013), Các yếu tố ảnh hưởng tới việc động viên nhân viên tại Công ty Dịch vụ Công ích Quận 10 TP.HCM, Nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng Việt Mỹ, TP.HCM.

viên nhân viên trong công việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM,

Tài liệu tiếng Anh

Adams, J.S. (1963), “Toward an Understanding of Iinequity”, Journal of Abnormal

Social Psychology.

Bartol, K.M. & Martin, D.C (1998), Management, 3rd ed., McGraw-Hill, New York, NY.

Boeve, W. D (2007), A National Study of Job Satisfaction factors among faculty in physician assistant education, Eastern Michigan University.

Ellliot, Andrew J; Covington, Martin (2001), “Approach and Avoidance Motivation”, Educational Psychology Review 13.

Hackman and Oldham (1974), “Job Characteristics Model to Job Satisfaction”,

McGraw-Hill, New York, NY.

Herzberg, F., Maunser, B. and Snyderman, B. (1959), The Motivation to Work,

John Wiley and Sons Inc., New York, NY.

Kovach, K.A (1995), “Employee motivation: addressing a crucial factor in your organization’s performance”, Employment Relations Today 22 (2), 93-107.

Kovach (1987), “What Motivates Employees Workers and Supervisors Give Different Answers.”, Business Horizons, Sept-Oct, 58-65.

Kreitner, R & Kinicki, A (2007), Organizational Behavior, 7th Edition, McGraw Hill Irwin.

Larwood, L. (1984), Organisational Behavior and Management. Boston: Kent Publishing Company.

Lindner, J.R (1998), “Understanding Employee Motivation”, Journal of Extension, 36 (3), pp.28-43.

Luddy, Nezaam (2005), Job Satisfaction amongst Employees at a Public Health Institution in the Western Cape, University of Western Cape, South Africa. Maslow, A.H (1943), “A theory of human motivation”, Psychological Review, 50,

370-396.

Mohammad K.H., Anowar H. (2012), “Factors affecting employee's motivation in the fast food industry: the case of KFC UK Ltd” Research, Journal of

Economics, business and ICT.

Mitchell, T.R. (1982), Motivation: new direction for theory, research, anh practices”, Academy of Management Review, 7 (80-8).

Nelson, B. (1996), “Dump the cash, load on the praise”. Personnel Journal (7), 65-70.

Pardee, R. L. (1990), Motivation Theories of Maslow, Herzberg, McGregor& McClelland. A Literature Review of Selected Theories Dealing with Job Satisfaction and Motivation.

Robbins S. (1998), Organizational behaviour, Concept, controversial, application,

Prentice Hall, New Jersey.

Robbins, S. (2002), Organizational Behavior, Pearson Education International, 10th Edition.

Vroom, V.H (1964), Work and motivation. New York: Wiley. U.S. Department of Labor. Employment standards Administration, Wage and Hours Division. Wong S., Siu, V., & Tsang, N., (1999), “The impact of demographic factors on

Hong Kong hotel employees’ choice of job-related motivators”, International

Journal of Contemporary Hospitality Management, 11 (5), 230-241.

Trang Web

Vroom, V.H (1964). Work and motivation. New York: Wiley. U.S. Department of Labor. Employment standards Administration, Wage and Hours Division.

Retrieved February 2005, tại

http://www.dol.gov/esa/programs/whd/state/tipped.htm [truy cập ngày

PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG

1. Lịch sử hình thành

Xí nghiệp phân bón Cửu Long, một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty phân bón miền Nam, là xí nghiệp duy nhất của công ty tọa lạc ở đồng bằng sông Cửu Long. Xí nghiệp chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1977, hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 11 năm 1979. Xí nghiệp được thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1979 theo quyết định số 1005/ HC-TCCBĐT của tổng công ty hóa chất Việt Nam.

Địa chỉ: số 405.QL1A - xã Tân Hòa, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: (070) 382 2421 - 382 2910 Fax: (070) 381 5215.

Nhiệm vụ của xí nghiệp: Chuyên sản xuất các loại phân bón NPK phục vụ cho phát triển nông nghiệp.

Sau khi xây dựng và ổn định tổ chức (1977 - 1979), Xí nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm giàu lân và canxi, như bột đá vôi, bột apatit, bột phosphorit, … đáp ứng nhu cầu cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác của nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long ở những năm 1980 - 1985; trung bình mỗi năm xí nghiệp cung ứng cho thị trường khoảng 15.000 - 16.000 tấn bột quặng các loại.

Từ năm 1986 - 1990: Theo nhu cầu của thị trường, xí nghiệp sản xuất thêm phân super lân (khoảng 3.000 tấn/năm) và các loại phân NPK thế hệ đầu như NPK.6-6-3; NPK.5-10-3G, (khoảng 2.500 đến 3.000 tấn/năm).

Từ năm 1990 - 1995: Đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp, Xí nghiệp đã chuyển đổi hoàn toàn công nghệ từ sản xuất bột quặng sang công nghệ sản xuất phân NPK; sản phẩm chính của giai đoạn này ngoài các loại phân thế hệ đầu như NPK.5-10-3G; NPK.6-6-3 còn có các loại phân có hàm lượng NPK cao hơn như phân NPK.10-10-5; NPK.10-10-0; NPK.16-16-8; NPK.23-23-0, … mỗi năm xí nghiệp đáp ứng cho thị trường trung bình 11.000 tấn NPK các loại.

Từ năm 1996 đến nay: Xí nghiệp tiến hành đầu tư bổ xung để nâng cấp dây chuyền tạo hạt hiện có, công suất 16.000 tấn/năm, trở thành dây chuyền tạo hạt có công suất 30.000 tấn/năm, đồng thời đầu tư thêm một dây chuyền tạo hạt mới hiện

đại hơn, công suất 30.000 tấn/năm và một dây chuyền trộn phân NPK, công suất 60.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất phân bón lá công suất 500 tấn/năm.

Ngoài ra, Xí nghiệp còn đầu tư hiện đại hóa phòng thí nghiệm phân tích chất lượng sản phẩm đáp ứng cho công tác kiểm định chất lượng trước khi đưa hàng ra thị trường và hiện đại hóa hệ thống xuất - nhập hàng với thiết bị đếm tự động, nâng cao năng lực của hệ thống kho tàng, bến bãi, nâng khả năng đáp ứng của xí nghiệp lên hàng trăm ngàn tấn mỗi năm, hệ thống cảng lên xuống hàng có khả năng tiếp nhận những tàu có trọng tải trên 1.000 tấn ra vào.

Nhờ mạnh dạn đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư chất xám trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tới nông dân nên thương hiệu phân bón “Cửu Long” của xí nghiệp luôn được bà con nông dân tín nhiệm; sản lượng và doanh thu của xí nghiệp không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước; đặc biệt từ năm 1996 đến 2003 bình quân mỗi năm xí nghiệp tăng trưởng 22,04% về sản lượng, 23,8% về doanh thu.

Ngày 01/10/2010, công ty cổ phần phân bón miền Nam (chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty cổ phần hóa nên xí nghiệp phân bón Cửu Long đổi tên thành chi nhánh công ty cổ phần phân bón miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long (gọi tắt là Nhà máy).

Ngày 01/01/2016, do yêu cầu tái cấu trúc thị trường nên nhà máy không còn chức năng kinh doanh, chỉ chuyên sản xuất các loại phân bón NPK phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước theo kế hoạch của công ty cổ phần phân bón miền Nam.

2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy

Bảng: Sơ đồ tổ chức nhà máy phân bón Cửu Long

Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp (2016)

Diễn giải cơ cấu tổ chức

Giám đốc:

Giám đốc nhà máy thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Thực hiện các nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của tổng giám đốc công ty cổ phần phân bón miền Nam (gọi tắt là công ty).

 Quyết định tất cả các vấn đề trong phạm vi được ủy quyền của tổng giám đốc công ty, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.

 Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý để Ban giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết.

 Quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ trong phạm vi nhà máy phân bón Cửu Long.

 Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị và pháp luật.

Phó Giám đốc: số lượng 2 người.

 Tham mưu cho giám đốc theo từng lĩnh vực phụ trách.

Bộ máy quản lý: gồm có 4 phòng và 3 tổ sản xuất.

Phòng Hành chính Tổng hợp

 Tham mưu tổ chức bộ máy phù hợp với sự phát triển của nhà máy trong từng giai đoạn.

 Quản lý, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và đào tạo cán bộ.

 Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

 Tham mưu thực hiện công tác Thi đua - Khen thưởng và Kỷ luật.

 Tham mưu soạn thảo các chính sách, chế độ chung cho người lao động trong nhà máy.

 Thực hiện công việc lễ tân, đón tiếp khách, tổ chức các Hội nghị.

 Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.

 Thực hiện công tác an ninh và bảo vệ nội bộ.

 Quản lý tài sản phục vụ làm việc ở văn phòng nhà máy.

 Công tác tổ chức lao động và tiền lương.

 Thực hiện các chính sách, chế độ cho người lao động.

 Kế hoạch lao động tiền lương, định mức và đơn giá tiền lương, tiền công.

 Xây dựng chính sách, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác liên quan đến tiền lương.

 Tuyển dụng, điều động người lao động làm nhiệm vụ trực tiếp sản xuất.

 Tham mưu cho giám đốc ký kết và theo dõi việc thực hiện hợp đồng lao động.

 Thực hiện các chế độ nghỉ việc, thôi việc và nghỉ hưu của NLĐ.

 Tham gia với tư cách là Thành viên hội đồng bảo hộ lao động.

 Phối hợp công tác đào tạo cho công nhân trực tiếp sản xuất.

 Thường trực tiếp nhận và thực hiện công tác Đảng, đoàn thể công ty.

 Thực hiện việc giao dịch về pháp lý công ty.

 Thực hiện nhiêm vụ hành chính, quản trị văn phòng.

Phòng Kế toán

 Thực hiện các nghiệp vụ kế toán - tài chính theo pháp luật.

 Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính, sử dụng các nguồn vốn, các biện pháp bảo toàn các nguồn vốn được công ty giao.

 Xây dựng quy chế, quy định chế độ hạch toán, kế toán theo quy định của công ty.

 Xây dựng quy định báo cáo ngày, tuần, tháng về hoạt động tài chính, sử dụng các nguồn vốn, hạch toán giá thành sản phẩm trong SX-KD.

 Chủ động thường xuyên kiểm tra, thẩm tra tính trung thực số liệu báo cáo của các nhà máy trực thuộc.

 Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm toán, quyết toán định kỳ theo quy định của công ty và Nhà nước.

 Phân tích, đánh giá hiện quả SX-KD, tình hình hoạt động tài chính, tình hình sử dụng vốn ở các nhà máy trực thuộc, hàng tháng báo cáo giám đốc.

 Là trung tâm tập hợp báo cáo thống kê của các đơn vị trực thuộc, báo cáo theo yêu cầu của giám đốc để điều hành hoạt động SX-KD theo thời điểm.

 Trực tiếp quan hệ, giao dịch với các tổ chức tài chính, tín dụng để vay vốn, tạo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu về tài chính cho SX-KD.

Phòng Kỹ thuật Sản xuất

 Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư xây dựng, các công trình nhà xưởng sản xuất, đầu tư thiết bị sản xuất và phục vụ sản xuất.

 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản.

 Quản lý pháp lý về quyền sở hữu và quyền sử dụng bất động sản.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viêntrường hợp nhà máy phân bón cửu long (Trang 91 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)