Với 41 biến quan sát của 8 thành phần, bao gồm: Cấp quản lý; Thu nhập và phúc lợi; Đồng nghiệp; Đào tạo và thăng tiến; Công việc thú vị; Tham gia lập kế hoạch; Chính sách khen thưởng, công nhận; Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp được đưa vào phân tích Nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích tại bảng 4.3 cho thấy hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,756 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định, nên phân tích yếu tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế.
có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.
Bảng 4.3: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo các yếu tố ảnh hưởng
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,756
Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 3.047
Độ tự do 666
Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát (2016)
Phương sai trích được là 71,69%, nghĩa là các yếu tố rút ra giải thích được 71,69% biến thiên của dữ liệu (xem thêm Phụ lục 3). Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được.
Bảng 4.4 trình bày các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55. Có 5 biến quan sát bị loại ra (DN4, CV1, CV5, CV6, KT1) do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,55. Như vậy, từ 41 biến quan sát ban đầu còn lại 32 biến quan sát được gộp vào 8 yếu tố đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên với các biến quan sát của từng yếu tố.
Yếu tố 1 (F1) bao gồm 7 biến quan sát: QL1, QL2, QL3, QL4, QL5, QL6, QL7 thuộc thang đo “Cấp quản lý” qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 3 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho yếu tố này là “Cấp quản lý”.
Yếu tố 2 (F2) bao gồm 4 biến: TN1, TN2, TN3, TN4 thuộc thang đo ban đầu là “Thu nhập và phúc lợi”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho yếu tố này là “Thu nhập và phúc lợi”.
Yếu tố 3 (F3), bao gồm 4 biến: VH1, VH2, VH3, VH4 thuộc thang đo ban đầu là “Văn hóa và thương hiệu doanh nghiệp”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát; giữ nguyên tên cho yếu tố này là “Văn hóa và thương hiệu doanh nghiệp”.
Yếu tố 4 (F4), bao gồm 4 biến: KT2, KT3, KT4, KT5 thuộc thang đo ban đầu là “Chính sách khen thưởng và công nhận”, qua phân tích EFA còn lại 4 biến quan sát; Đặt tên cho yếu tố này là “Chính sách khen thưởng và công nhận”.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Stt Biến quan sát Yếu tố
1 2 3 4 5 6 7 8 1 QL1 0,572 2 QL2 0,662 3 QL3 0,812 4 QL4 0,726 5 QL5 0,657 6 QL6 0,630 7 QL7 0,813 8 TN1 0,634 9 TN2 0,712 10 TN3 0,681 11 TN4 0,617 12 DN1 0,888 13 DN2 0,678 14 DN3 0,878 15 DT1 0,644 16 DT2 0,767 17 DT3 0,682 18 DT4 0,774 19 CV2 0,600 20 CV3 0,764 21 CV4 0,746 22 TG1 0,814 23 TG2 0,895 24 TG3 0,697 25 KT2 0,780 26 KT3 0,755 27 KT4 0,568 28 KT5 0,753 29 VH1 0,780 30 VH2 0,866 31 VH3 0,745 32 VH4 0,801
Yếu tố 5 (F5) bao gồm biến: DN1, DN2, DN3 thuộc thang đo ban đầu là “Đồng nghiệp”, qua phân tích EFA còn lại 3 biến quan sát; Đặt tên cho yếu tố này là “Đồng nghiệp”.
Yếu tố 6 (F6) bao gồm 4 biến: DT1, DT2, DT3, DT4 thuộc thang đo ban đầu là “Đào tạo và thăng tiến”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát; giữ nguyên tên cho yếu tố này là “Đào tạo và thăng tiến”.
Yếu tố 7 (F7) bao gồm 3 biến: CV2, CV3, CV4 thuộc thang đo ban đầu là “Công việc thú vị”, qua phân tích EFA còn lại 3 biến quan sát; Đặt tên cho yếu tố này là “Công việc thú vị”.
Yếu tố 8 (F8) bao gồm 3 biến: TG1, TG2, TG3 thuộc thang đo ban đầu là “Tham gia lập kế hoạch”, qua phân tích EFA giữ nguyên 3 biến quan sát; giữ nguyên tên cho yếu tố này là “Tham gia lập kế hoạch”.