Thu nhập của người lao động là tổng các khoản mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập và phúc lợi của người lao động bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương.
viên. Trong nghiên cứu Herzberg (1959) các yếu tố tiền lương, thưởng, phúc lợi có tác động đến động lực làm việc của nhân viên.
Thu nhập thể hiện ở nhu cầu sinh lý và an toàn trong thuyết nhu cầu của Maslow (1943), là yếu tố quan trọng nhất đối với nhân viên trong các nghiên cứu của Simons và Enz (1995) tại Mỹ, Canada và nghiên cứu Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014).
Một chính sách thu nhập tốt phải thể hiện ở mức lương phù hợp với năng lực và đóng góp của nhân viên; Thưởng tương xứng với thành tích đóng góp; Chính sách phúc lợi đa dạng và phong phú, thể hiện sự quan tâm đến nhân viên và làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng với chính sách phúc lợi của công ty, từ đó họ sẽ có nhiều động lực làm việc.
Wong và cộng sự (1999) cho rằng lương cao sẽ làm tăng đáng kể động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Hồng Kông. Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010) kết luận rằng chính sách đãi ngộ gồm tiền lương, thưởng, phúc lợi, có ảnh hưởng quan trọng đến động viên nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Do vậy, giả thuyết H2 được đề xuất:
H2: Thu nhập và phúc lợi có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên.