Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua đào tạo,

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viêntrường hợp nhà máy phân bón cửu long (Trang 52 - 54)

tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân

Nhà máy đã tiến hành đào tạo, nâng cao tay nghề, kiến thức cho công nhân qua các hình thức đào tạo như đào tạo định hướng, đào tạo qua kèm cặp chỉ bảo, cử công nhân đi học tại trường chính quy, tham gia các hội nghị, hội thảo. Cụ thể công tác đào tạo như sau:

Đào tạo định hướng: Áp dụng cho tất cả công nhân khi được tuyển dụng vào Nhà máy. Tất cả các công nhân sau khi trúng tuyển đều được tham gia chương trình đào tạo ban đầu (nằm trong chương trình định hướng). Nội dung đào tạo gồm:

Nội dung đào tạo của Phòng Tổ chức - Hành chính: Chính sách của Tổng Công ty, chính sách tiền lương, bảo hiểm, bao gồm các hướng dẫn cụ thể như: một năm làm việc được bao nhiêu ngày phép, công nhân vào làm việc từ ngày hôm nay thì sẽ được bao nhiêu ngày nghỉ, loại nghỉ nào được trả lương và loại nghỉ nào không được trả lương, khi công nhân xin nghỉ thì cần phải làm gì, khi bị ốm công nhân cần làm gì để có thể nhận tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội…. Phòng Tổ chức - Hành chính sẽ đào tạo trong vòng 2 ngày.

Nội dung đào tạo của Phòng Kỹ thuật: Hoạt động 5S, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, tiết kiệm chi phí… Hoạt động này cũng giảng dạy rất chi tiết 5S là gì, vì sao phải 5S, phải làm gì để phòng cháy, khi nhìn thấy đám cháy cần làm gì đầu tiên, đâu là nơi đặt các chuông báo cháy, khi hỏa hoạn xảy ra cần chạy theo lối thoát nào, tập kết tại đâu, các tai nạn có thể sẽ gặp nơi làm việc là gì, khi làm việc cần lưu ý gì để tránh tai nạn lao động xảy ra, vì sao phải tiết kiệm chi phí, tiết kiệm chi phí thì sẽ làm tăng lợi nhuận và tiền lương của công nhân cũng sẽ tăng lên như thế nào?.... Buổi đào tạo này diễn ra trong vòng 3 ngày.

Sau khi được đào tạo ban đầu, các công nhân được đào tạo nghiệp vụ trong vòng 3 tháng. Việc đào tạo do nhóm training của của Bộ phận sản xuất thực hiện và theo phương pháp đào tạo trong công việc. Hình thức đào tạo mà Nhà máy áp dụng cho công nhân là đào tạo kèm cặp trong sản xuất. Đối với những công nhân chưa có kinh nghiệm và những công nhân có kinh nghiệm dưới 2 năm, sau khi phân các công nhân đó về các tổ sản xuất thì tổ trưởng tổ sản xuất đó và các công nhân có tay nghề giỏi khác trong tổ sẽ trực tiếp kèm cặp những công nhân mới, hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt cách làm việc cho họ. Sau thời gian thử việc và đào tạo 3 tháng, công nhân làm tốt sẽ chính thức làm việc tại công ty. Áp dụng hình thức đào đào tạo này vừa có thể tiết kiệm chi phí đào tạo lại thể hiện sự tận tình, quan tâm của Nhà máy đối với công nhân. Từ đó, công nhân lại càng có nhiều động lực làm việc ở Nhà máy hơn.

Bên cạnh đó, Nhà máy còn áp dụng phương pháp đào tạo khác như: cử công nhân đi học ở các trường chính quy; Các bài giảng, hội nghị hoặc hội thảo... Tuy nhiên, các hình thức đào tạo này tại Nhà máy chưa thực sự phổ biến. Nhà máy đã có

những khóa huấn luyện, đào tạo cho công nhân về an toàn vệ sinh lao động; phòng cháy chữa cháy; công nghệ sản xuất, vận hành các thiết bị mới nhưng các khóa đào tạo chưa diễn ra thường xuyên, liên tục.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viêntrường hợp nhà máy phân bón cửu long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)