7. NỘI DUNG
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nổ lực rất lớn cùng với sự hướng dẫn tận tâm của giáo viên. Tuy nhiên, đề tài luận án không thể tránh khỏi những hạn chế.
Thứ nhất, nghiên cứu chưa xem xét những tác động không tích cực của FDI với tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT, nhất là tác động tới môi trường;
Thứ hai, các nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế thường có phạm vi nghiên cứu quốc gia hay liên quốc gia. Ở đây, NCS thực hiện nghiên cứu chỉ cho một vùng với 5 tỉnh nên việc kế thừa các nghiên cứu trước và giải quyết vấn đề chưa thể như kỳ vọng;
Thứ ba, dữ liệu nghiên cứu vừa không gian và thời gian, mặc dù đáp ứng điều kiện thực hiện theo kinh tế lượng. Tuy nhiên, độ dài thời gian chỉ khoảng 15 năm và mức độ phủ rộng không gian nghiên cứu chỉ 5 tỉnh nên vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng dữ liệu cũng có những khó khăn, mà chủ yếu dựa trên số liệu được cung cấp chính thức thứ cấp từ Cục Thống kê các tỉnh ở VKTTĐMT, hay số liệu Điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê. Số liệu sơ cấp được NCS thực hiện chỉ với một đối tượng quản lý nhà nước có liên quan mà đáng ra phải điều tra các doanh nghiệp trong nước và FDI;
Thứ tư, phương pháp nghiên cứu, chưa thực hiện so sánh với nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng khác nhau đối với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra của đề tài luận án. Ngoài ra, vấn đề xử lý chuỗi thời gian trong nghiên cứu cũng chưa triệt để.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu ở các chương của luận án, có thể rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Khung lý thuyêt này được hình thành từ tổng hợp và khái quát các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề này. Khung lý thuyết đã chỉ ra hai kênh mà FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế. Đó là tác động trực tiếp qua kênh đầu tư và tác động tràn thông qua qua hiệu ứng lan toả tới giảm nghèo cũng như kỹ năng lao động, việc làm, nâng cao kỹ năng lao động, hiệu quả sản xuất và giảm nghèo. Khung lý thuyết này cũng đã cung cấp cho luận án mô hình kinh tế và thực nghiệm để phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng thông qua hai kênh này. Đây cũng là cơ sở để khẳng định mục tiêu 1 được hoàn thành;
Thứ hai, luận án cũng đã hoàn thành được mục tiêu 2 của mình. Đó là đã khái quát toàn cảnh tình hình thu hút dòng FDI vào VKTTĐMT và hoạt động của các công ty FDI ở đây. So với các vùng khác của Việt Nam lượng FDI thu hút chưa nhiều và chiếm tỷ trọng thấp. Vốn FDI vào các tỉnh VKTTĐMT phân bổ chủ yếu tập trung vào những nơi có điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội tốt, có môi trường kinh doanh thuận lợi, để tận dụng lợi thế lao động và tài nguyên của khu vực. Các doanh nghiệp FDI hoạt động khá hiệu quả và đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế các địa phương. Luận án cũng đã tập trung phân tích và đánh giá toàn diện tình hình tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT. Tăng trưởng nhanh và khá ổn định trên cơ sở đã huy động và sử dụng khá tốt các nguồn lực trong đó có nguồn vốn FDI;
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng minh được giả thuyết 1 của mình. Kết quả chỉ ra FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và không lấn át các yếu tố nguồn lực khác, tạo ra tăng trưởng như đầu tư trong
nước, lao động ở VKTTĐMT. Đây cũng góp phần thực hiện được mục tiêu thứ 3 của luận án;
Thứ tư, kết quả ở phần cuối chương 4 của luận án cò chỉ rõ FDI đã có tác động tràn tới tăng trưởng thông qua tác động tích cực tới (i) giảm nghèo; (ii) môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, thương mại và hội nhập; (iii) việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản xuất ở VKTTĐMT. Như vậy, đã làm rõ giả thuyết 2 và mục tiêu 3 của nghiên cứu;
Thứ năm, luận án cũng đã hoàn thành mục tiêu thứ 4. Đó là đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát huy vai trò của khu vực FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT. Các hàm ý đã tập trung vào các định hướng chính sách nhằm Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Thái Sơn ( 2013), Yếu tố tài nguyên đất trong mô hình tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Mô hình tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế, tr.298- 305.
2. Thái Sơn (2015), Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tình hình nghèo ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 10/2015, tr. 82-86.
3. Thái Sơn (2015), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và biện pháp liên kết vùng trong thu hút FDI ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Hội thảo khoa học, Định hướng và giải pháp liên kết vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tr. 11- 19.
4. Thái Sơn ( 2016), Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tạp chí Khoa học Đại học Quy Nhơn, số 1/2016, tr.89 – 100. 5. Thái Sơn ( 2016), Nghiên cứu tác động từ vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư: Một nghiên cứu thực nghiệm cho Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Thống kê và Tin học ứng dụng, tr. 253-260
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
2. Đào Quang Thu (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút và phát triển, Kỷ yếu hội thảo “25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
3. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Lê Xuân Bá và các tác giả (2006), Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam, Đề tài cấp bộ 2006 Viện Quản lý kinh tế Trung ương.
5. Nguyễn Hoàng Dương (2011), Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 398.
6. Nguyễn Minh Tiến (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam; Luận án tiến sỹ Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam những năm qua, Tạp chí Quản lý kinh tế số 35- 2010.
8. Nguyen Phi Lan (2007), “FDI and its linkage to economic growth in Vietnam: a province level analysi”. Available <https://editorialexpress.com/cgi-
bin/conference/download.cgi?db_name=ESAM07&paper_id=24>, 2006. Accessed 10 November 2007.
9. Nguyễn Quang Hồng (2009), Tác động lan tỏa công nghệ qua FDI trong ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc và Malaixia: Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Đông bắc Á số tháng 7.
10. Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh (2012), Hiệu ứng lan tỏa từ FDI trong ngành công nghiệp chế biến tại Việt Nam, Tạp chí Phát triên kinh tế số 263.
11. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo năm 2014.
12. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2007), Đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất (lao động), Đề tài cấp bộ.
13. Nguyễn Thị Tuệ Anh và nhóm tác già (2006), Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
14. Phan Thị Hoàng Anh và Lê Thị Hà (2014). Đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế số 281.
15. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư.
16. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011), Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011: Tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp.
17. Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010), Báo cáo năng suất Việt Nam.
18. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: thánh tự và thách thức, Hà Nội.
19. Vũ Hoàng Dương (2015) Quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 9.
Tiếng anh
20. Agrawal Gaurav and Aamir Khan, Mohd (2011), Impact of FDI on GDP: A Comparative Study of China and India. International Journal of Business and Management, 6: 71-79.
21. Ahmad Walid Afzali (2010), Does human capital matter for fdi‟s effect on poverty in ldcs?, BBA, Preston University.
22. Athukorala, W (2003), The impact of foreign direct investment of economic growth: A case study in Sri Lanka. Paper submitted for the 9th international conference on Sri Lanka Studies, Matara, Sri Lanka, 28–30 November 2003.
23. Barua, Rashmita (2013). A Study on The Impact of FDI Inflows on Exports and Growth of an Economy: Evidence From The Context of Indian Economy. Researchers World 4.3 (jul 2013): 124-131.
24. Bende- Nabende, Anthony. (1998), A Static Analysis of the Impact of FDI on the Host Development Countries' Economic Growth: A case for the ASEAN- 5 Economies. ESRC Conference on Finance and Development, Birmingham, UK, Sep 7-8 1998.
25. Blomström, M. and Kokko, A. (1996) How Foreign Investment affects Host Countries, World Bank Working Paper 1745, World Bank, Washington DC.
26. Blomstrom, Magnus; Konan, Denise; Lipsey, Robert E (2000), FDI in the Restructuring of the Japanese Econom, NBER Working Paper Series 7693, National Bureau of Economic Research, Inc. Braunstein, E. and Epstein G. (2002). Bargaining Power and Foreign Direct Investment in China: Can 1.3 Billons Consumers Tame the Multinationals? CEPA Working Paper 2002/13. New York: Center for Economic Policy Analysis.
27. Carkovic, M. and R. Levine. (2002), Does foreign direct investment accelerate economic growth?. Department of Finance Working Paper, University of Minnesota.
28. Chang, Shu Chen (2007). The Interactions among Foreign Direct Investment, Economic Growth, Degree of Openness and Unemployment in Taiwan, Applied Economics 39 : 1647-61.
29. Chien N.D., and Linh H.T. (2013), Is there strong bidirectional causality between FDI and economic growth? New evidence on Vietnam. Journal of Transformative Entrepreneurship, Vol. 1, Issue 1, pp: 25-38.
30. Chudnovsky, D. and Lopez, A. (1999) Globalization and Developing Countries: Foreign Direct Investment and Growth and Sustainable Human Development, UNCTAD Occasional Paper.
31. De Gregorio, Jose. (2003). The Role of Foreign Direct Investment and Natural Resources in Economic Development. Working Paper No. 196. Central Bank of Chile, Santiago.
32. De Mello, L. R. (1997). Foreign direct investment in developing countries and growth: A selective survey. Journal 0f Development Studies, 34(1), 1– 4. http://dx.doi.org/10.1080/00220389708422501
33. Dollar David, Aart Kraay.(200), Growth Is Good for the Poor,
Washington, D.C: World Bank.
34. Durham, J.B. (2004), Absorptive capacity and the effects of foreign direct investment and equity foreign portfolio investment on economic growth. European Economic Review 48.
35. Harrod, R.F (1939) An Essay in Dinamic Theory, economic Journal 49, 14-33.
36. Hayami, Yujiro (2001), Development Economics: From the Poverty to the Wealth of Nations. Oxford University Press.
37. Hoa, N. and H-R. Hemmer. (2002), Contribution of Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: the case of Vietnam in the 1990,
Discussion Papers in Development Economics, Institute for Development Economics.
38. J.Y. Wang (1990), Growth, technology transfer and the long run theory of international capital movements, Journal of International Economics, 29, 255-271.
39. Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002). Foreign direct investment and poverty in the ASEAN region. ASEAN Economic Bulletin19.3 (Dec 2002): 231-253.
40. Jiang Jianming và Masaru Ichihashi, (2011). Foreign direct investment and it’s impact on regional economic growth in the jiangxi province of P. R. china. Discussion Paper. Hiroshima University
41. Judson, Ruth A. & Owen, Ann L., (1996). Estimating Dynamic Panel Data Models: A Practical Guide for Macroeconomists. Federal Reserve. 42. Karim, Noor Al-Huda Abdul; Ahmad, Shabbir (2009), Foreign Direct
Investment: Key to Poverty Reduction in Malaysia, IUP Journal of Applied Economics (Sep-Nov 2009): 55-64.
43. Kui-yin Cheung, Ping Lin, (2004). Spillover effects of FDI on innovation in China:Evidence from the provincial data. China Economic Review. Volume 15, Issue 1, 2004, Pages 25–44.
44. Lewis, A. W. (1954), Economic Development with Unlimited Supplies of Labour, The Manchester School, 22 (2) pp.139-191.
45. Li, X. and Xiaming, L. (2005), Foreign direct investment and economic growth: an increasingly endogenous relationship, Journal of World Development, Vol. 3, pp. 393-407.
46. Mallick, Sushanta and Tomroe Moore (2008). Foreign Capital in a Growth Model, Review of Development Economics 12: 143-59.
47. Mankiw, N. G. (2013), Macroeconomics, eighth edition, Harvard Universiti, Worth Publishers.
48. Mankiw, N.G., D. Romer, and D.N. Weil.(1992), A contribution to the empirics of economic growth, Quarterly Journal of Economics 107 (1992): 407–37.
49. Michael Christl Bakk, (2012), Income Inequality and Economic Growth, Magisterstudium Volkswirtschaftslehre Wien.
50. Naveed Iqbal Chaudhry (2013), Empirical relationship between foreign direct investment and economic growth, An ARDL co-integration approach for China, China Finance Review International, Vol. 3 No. 1, 2013, pp. 26-41.
51. Nguyen Thi Phuong Hoa (2002), Contribution of Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the 1990s, Center for Development Research, University of Bonn.
52. Omran, M. and Bolbol, A. (2003), Foreign direct investment, financial development and economic growth: evidence from the Arab countries, Review of Middle East Economics and Finance, Vol. 3, pp. 231-49.
53. Paul M. Romer (1990), Endogenous technological Change, Journal of Political Economy 98, 71-102.
54. R.E. Lucas (1990), Why doesn’t capital flow from rich to poor countries?, American Economic Review, Papers and Proceeding, 80, (1990), 92-96.
55. Romer, D. (1990) “Endogenous Technological change”. Journal of Political Economy 98 (1990): S71–102.
56. Sauwaluck Koojaroenprasit (2012), The Impact of Foreign Direct Investment on Economic Growth: A Case Study of South Korea,
International Journal of Business and Social Science, Vol. 3 No. 21; November 2012
57. Shenggen Fan, Xiaobo Zhang và Sherman Robinson (2003), Structural Change and Economic Growth in China, Review of Development Economics, 7(3), 360-377.
58. Solow, R.M. (1956), A contribution to the theory of economic growth,
The Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol.70, no.1 (Feb., 1956, 65-94).
59. Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) Foreign Direct Investment (FDI) and Economic Growth: an approach in terms of cointegration for the case of Tunisia, Journal of Applied Finance & Banking, vol.2, no.4, 2012, 193-207 ISSN: 1792-6580 (print version), 1792-6599 (online) Scienpress Ltd.
60. Svetlana Ledyaeva and Mikael Linden, 2010. Foreign direct investment and economic growth: Empirical evidence from Russian regions. Bank of Finland. BOFIT Institute for Economies in Transition.
61. Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong, (2010),
Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth in Vietnam?
Asean Economic Bulletin Vol.27, no. 3 (2010), pp.295-331.
62. Torrisi, C RichardView Profile; Delaunay, Christian JView Profile; Kocia, AgataView Profile; Lubieniecka, Marta (2009). FDI in Transition Economies: The Case of Poland. The Journal of Applied Business and Economics. (Jul 2009): 1-13.
63. Tran Trong Hung, (2005), Impacts of Foreign Direct Investment on Poverty Reduction in Vietnam, Discussed paper, GRIPS, Vietnam, 2005
64. Le Thanh Thuy, (2007) Does Foreign Direct Investment Have an Impact on the Growth in Labor Productivity of Vietnamese Domestic Firms?
Foreign Trade University. Hanoi
65. Trevor Swan (1956), Economic Growth and Capital Accumulation,
Economic Record, vol 32, 334-61.
66. UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) (1999) World Investment Report: Foreign Direct Investment and the Challenge of Development, New York, Geneva.
67. V.N. Balasubramanyam, M. Salisu and D. Sapsford (1996), Foreign direct investment and growth in EP and IS countries, The Economic Journal, 106(434), (1996), 92-105.
68. Vinod et al. (2000), The Quality of Growth, Published for the World Bank. Oxford University Press
69. Vu, T., G. Byron, and I. Noy (2006), Is Foreign Direct Investment Good for Growth? Evidence from Sectoral Analysis of China and Vietnam. Discussion paper in Department of Economics, University of Hawaii- Manoa.
70. Yilmaz Bayar (2014), Effects of Foreign Direct Investment Inflows and Domestic Investment on Economic Growth: Evidence from Turkey,