Bàn luận kết quả tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 106 - 107)

7. NỘI DUNG

4.1.3. Bàn luận kết quả tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế

kênh đầu tư

Kết quả phân tích định tính và định lượng là cơ sở để có các bàn luận sau về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư ở VKTTDMT.

Thứ nhất, vốn FDI tăng lên, tạo ra tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động không mạnh. Lượng FDI vào các tỉnh, thành phố VKTTĐMT còn khiêm tốn. Hiện nay, cần thu hút FDI vào đây sẽ tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng tác động của đầu tư với tăng trưởng chỉ có tính chất ngắn hạn (Mankiw, 2000). Vì thế, các chính sách thu hút FDI cũng cần tập trung vào khai thác chuyển giao công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Đây mới là mục tiêu chính trong thu hút FDI;

Thứ hai, vốn trong nước vẫn phát huy vai trò là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT, khi tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng hàm ý rằng, dòng vốn FDI vào đây còn có tác động bổ sung cho đầu tư trong nước. Đây là điểm đáng chú ý để các nhà quản lý hoạch định chính sách đầu tư có thể phát huy điểm này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn;

Thứ ba, yếu tố lao động vẫn quan trọng với sự tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT. Tác động tích cực và mạnh nhất so với hai yếu tố vốn trên. Kết quả này cho thấy, FDI đã không tạo ra hiệu ứng lấn át mà tạo ra hiệu ứng bổ sung với lao động;

Thứ tư, trình độ chuyên môn của lao động hay vốn con người vẫn rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tác động của nhân tố này tới tăng trưởng là dương (+). Cho thấy dường như dòng vốn FDI vào các tỉnh, thành phố VKTTĐMT cũng đã góp phần phát huy yếu tố vốn con người. Đây cũng là điểm đáng quan tâm để khi hoạch định chính sách cần chú ý. Trong bối cảnh vốn đầu tư rất thiếu, các tỉnh VKTTĐMT khó có thể tạo ra tích lũy từ nội bộ

nền kinh tế cũng như xin tài trợ từ Trung ương, thì ngoài việc thu hút đầu tư có thể tập trung khai thác tốt tiềm năng lao động. Nếu kết hợp sử dụng lao động với nâng cao trình độ lao động sẽ cho phép các DN khai thác nhân tố này thay vốn đầu tư nhưng lại kích thích dòng FDI chảy vào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)