Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 157 - 159)

7. NỘI DUNG

5.2.2. Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô hình

trưởng kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế chỉ có thể được duy trì trên cơ sở tăng năng suất, có tính đến tổn hại về môi trường, tạo dựng một nền kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ. Điều này cần phải phát huy vai trò của FDI như nguồn đầu tư bổ sung cho đầu tư trong nước, cho phát huy tiềm năng lao động ở VKTTĐMT, quan trọng nhất là cải thiện, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng hội nhập của nền kinh tế. Để đạt được cần thiết :

Thứ nhất, coi doanh nghiệp FDI như nhân tố quan trọng nhất trong đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Tăng trưởng kinh tế nhanh chỉ có thể được duy trì trên cơ sở tăng nhanh năng suất, có tính đến tổn hại về môi trường, và tạo dựng một nền kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ, không ngừng để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về lao động. Phát huy thế mạnh về công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp FDI để thực hiện những thay đổi của nền kinh tế. Doanh nghiệp FDI lựa chọn thuê nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các quốc gia phát triển hơn về khoa học và công nghệ. Tác

động lan tỏa của R&D mà các doanh nghiệp FDI ở VKTTĐMT là đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa như kỳ vọng do năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước còn thấp cùng với những quan ngại về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Giải pháp cho những thách thức này là tăng cường năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước và đảm bảo tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ;

Thứ hai, nâng cao năng lực để doanh nghiệp tiếp thu công nghệ: Trọng tâm ở đây là giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực để “tiếp thu công nghệ”. Nền tảng này giúp doanh nghiệp biết cách áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất đã có trên thế giới nhưng còn mới đối với Việt Nam. Những doanh nghiệp có năng lực tiếp thu nhanh nhất sẽ được hưởng lợi và tiếp cận được các tri thức tiên phong, “mới trên thế giới”, từ quá trình nâng cao năng lực tiếp thu và áp dụng công nghệ, có thể xác định các doanh nghiệp có tiềm năng và khả năng tăng trưởng cao để hỗ trợ nhiều hơn bằng cách xây dựng một hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp song hành với tổ chức khu vực tư nhân;

Thứ ba; cần có cơ chế đối với các doanh nghiệp FDI về đào tạo nghề cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc làm, thu nhập của lao động, nhất là đối với lao động tại chỗ, lao động nằm trong các khu, cụm công nghiệp bị giải tỏa ...

Thứ tư, xây dựng cơ chế liên kết phát triển VKTTĐMT để FDI phát huy vai trò với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: (i) Các tỉnh cần phải nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải liên kết vùng với nhau, chỉ có liên kết mới có thể phát triển. Đồng thời, phải thay đổi nhận thức về vấn đề liên kết, tham gia liên kết là tự nguyện và vì lợi ích của chính mình; (ii) Xây dựng cơ sở pháp lý cho liên kết vùng trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện các luật đã có. Khi đó liên kết vùng mới thực sự được thừa nhận và có cơ sở để điều chính các quan hệ trong liên kết. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong liên kết mới được xác định rõ ràng. Đồng thời nhà nước cũng cần có những chính sách về liên kết vùng

nhằm tạo điều kiện cho liên kết cũng như hiệu lực hóa cơ sở pháp lý. Đặc biệt là chính sách phân bổ đầu tư; (iii) Cần thiết xây dựng các mô hình thể chế quản trị vùng (hội đồng vùng) phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đây là việc cần thiết vì sự đa dạng trong điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng miền, nhu cầu liên kết vùng, điều kiện hình thành kinh tế vùng rất khác nhau. Thực tế ở Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể nghiên cứu thiết lập Tổ chức quản trị vùng với một thể chế hoạt động có tính pháp lý cao, có bộ máy tổ chức rõ ràng, có nguồn tài chính độc lập, có các quyền quyết định quy hoạch và điều phối phát triển vùng cao hơn quyền lực của một tỉnh, thành phố trong vùng. Ngoài thể chế chính thức trên, sẽ hình thành các thể chế quản trị, điều phối thúc đẩy liên kết vùng trên cơ sở hình thành các hoạt động kinh tế liên vùng giữa các tác nhân kinh tế (thể chế phi nhà nước) như các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp du lịch ...; (iv) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch quản lý quy hoạch ngành và phát triển vùng. Để thực hiện được điều này, cần nâng cao chất lượng công tác dự báo, thẩm định quy hoạch và quản lý quá trình thực hiện quy hoạch. Đặc biệt là nâng cao tính pháp lý của quy hoạch; (v) Phân cấp hợp lý và minh bạch. Kinh tế vùng, liên kết vùng chỉ có thể thực hiện được khi có quá trình phân cấp hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa Nhà nước và thị trường với từng vùng cụ thể. Có thể nghiên cứu để thực hiện phân cấp cho hội đồng vùng quyết định tập thể như: quyết định đầu tư, chính sách hỗ trợ, chương trình phát triển, tổ chức hệ thống dịch vụ công, phát triển hạ tầng...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)