Hoạt động thu hút FDI ở VKTTĐMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 78 - 80)

7. NỘI DUNG

3.1.3. Hoạt động thu hút FDI ở VKTTĐMT

Xác định tầm quan trọng của FDI với tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT, các địa phương ở đây đã nỗ lực thu hút FDI bằng nhiều hình thức khác nhau đặc biệt tổ chức các hoạt động liên kết xúc tiến đầu tư (XTĐT).

Trong những năm qua, hoạt động XTĐT được chính quyền các tỉnh thành VKTTĐMT coi trọng, triển khai với nhiều chương trình và phương thức khác nhau nhằm đẩy mạnh thu hút FDI theo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Với vai trò là đơn vị thuộc Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm XTĐT miền Trung đã tích cực phối hợp, tham mưu hỗ trợ các cơ quan liên quan của các địa phương vùng (Sở KH-ĐT, Trung tâm XTĐT, Ban quản lý các KKT/KCN...) trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiều hoạt động XTĐT ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các chương trình, hội thảo XTĐT quy mô cấp vùng, chương trình XTĐT cấp quốc gia v.v…

Nhận thức được tầm quan trọng phải tăng cường hợp tác để giảm cạnh tranh, khai thác hiệu quả những lợi thế để phát triển khá tương đồng, Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung và Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung đã được thành lập và hoạt động từ năm 2011 thể hiện qua việc ký kết “Biên bản cam kết Liên kết phát triển các tỉnh Duyên hải miền Trung” với sự

đồng thuận cao của lãnh đạo các địa phương. Đặc biệt, biên bản này đã đề cập đến nội dung “phối hợp XTĐT” và “cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh” cho toàn vùng. Kể từ đó, Ban Điều phối vùng đã xây dựng website của Vùng và tổ chức các sự kiện thường niên về thúc đẩy “liên kết vùng” trong phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, đào tạo NNL, phát triển các KKT, KCN, KCNC…Đặc biệt, “Hội nghị XTĐT vùng Duyên hải miền Trung năm 2013” đã được tổ chức thành công là minh chứng về sự cần thiết phải tăng cường “liên kết vùng trong hoạt động XTĐT” nhằm tạo “sức mạnh chung” trong thu hút FDI cũng như tiết kiệm ngân sách và đem lại hiệu quả cho từng địa phương cũng như toàn Vùng.

Bảng 3.6. Đánh giá về mức quan tâm thu hút FDI của các địa phương VKTTĐMT

Địa phương 1 2 3 4 5

2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013

Đà Nẵng 42,0 28,6 28,9 12,6 25,5 7,4 18,8 13,0 25,9 14,1

Thừa Thiên Huế 49,0 29,4 32,0 13,8 27.0 10,1 21,0 13,0 33,0 16,7

Quảng Nam 43,3 35,5 34,7 15,4 22.3 16,0 26,4 8,6 31,4 6,2 Quảng Ngãi 50,6 42,1 36,8 20,3 21.8 9,8 31,0 12,2 34,5 13,8 Bình Định 43,6 26,6 29,6 12,8 16.0 6,0 21,0 9,4 28,4 13,7 Mean 42,86 29,5 28,30 12,6 23.0 9,64 20,9 10,8 28,3 13,4 Min 21,57 17,8 9,09 4,71 8.62 2,86 8,62 3,66 8,62 6,17 Max 55,41 46,3 44,34 26,67 35.96 24,81 36,36 22,07 39,33 26,90

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của PCI theo http://www.pcivietnam.org/bang- xep-hang?f2=2&index=0&year=2015)

Trong đó:

1: Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân 2: Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các DN FDI 3: Miễn giảm thuế TNDN là đặc quyền dành cho các DN FDI

4: Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là dặc quyền dành cho các DN FDI 5: Hoạt động của các DN FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh

Thực tế cho thấy sự phối hợp, liên kết vùng trong hoạt động XTĐT giữa các tỉnh VKTTĐMT thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại nhất định, cụ thể như việc triển khai các nội dung “liên kết” chủ yếu tập trung vào tổ chức các hội nghị, trao đổi thông tin và chia sẻ giải pháp, kinh nghiệm mà chưa có nhiều chương trình, hoạt động đi vào chiều sâu và cụ thể hơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đầu mối XTĐT của các địa phương trong vùng có lúc còn rời rạc, thiếu sự thống nhất. Công tác phối hợp giữa các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn đi XTĐT ở nước ngoài đôi khi còn thiếu đồng bộ. Vì thế, cần phải cải thiện công tác XTĐT theo hướng tăng tính “hợp tác” giữa các tỉnh có lợi thế tương đồng để đầu tư có hiệu quả.

Phần dưới đây sẽ xem xét mức độ quan tâm và ưu đãi cho các DN FDI nhằm thu hút nguồn vốn này. Tình hình đó được thể hiện trên bảng 3.6, theo đánh giá của các doanh nghiệp ở VKTTĐMT đã ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân với tỷ lệ cao so với cả nước và năm 2014 cao hơn 2013.

Bảng 3.6 cho thấy số ý kiến đánh giá rằng, các địa phương cũng đã tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các DN FDI khá cao và năm sau tăng cao hơn năm trước ở. Các DN FDI cũng được tạo các điều kiện để thủ tục hành chính được thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản hơn, hoạt động của các DN FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn.

3.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)