7. NỘI DUNG
5.1.1. Về tình hình FDI ở VKTTĐMT
Từ tình hình FDI được xem xét ở mục 3.4 chương 3 và từ kết quả phân tích có thể rút ra một số điểm sau:
Thứ nhất, các địa phương ở VKTTĐMT đã không thu hút được nhiều FDI cho phát triển kinh tế. Quy mô FDI vào các tỉnh, thành phố VKTTĐMT tuy có xu hướng tăng, nhưng còn khá khiêm tốn, tỷ trọng của nguồn này chỉ khoảng 10 % tổng đầu tư chung của địa phương. Dường như sức hấp dẫn của vùng này với các nhà đầu tư nước ngoài không cao;
Thứ hai, vốn FDI vào các tỉnh, thành phố VKTTĐMT không nhiều nhưng phân bổ chủ yếu tập trung vào những nơi có điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội tốt cũng như có môi trường kinh doanh thuận lợi;
Thứ ba, quy mô của các doanh nghiệp FDI không lớn và có xu hướng tập trung tận dụng lợi thế lao động và tài nguyên của khu vực;
Thứ tư, dù đã nhận thức tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với tăng trưởng kinh tế, đã có nhiều chính sách, biện pháp để thu hút FDI nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém so với nhiều địa phương khác ở Việt Nam. Môi trường kinh doanh ở các tỉnh, thành phố VKTTĐMT là khâu yếu, đồng thời cũng là trở ngại cần phải tháo gỡ để có thể thu hút FDI.
Những phát hiện mới của nghiên cứu
- Quy mô và sự gia tăng FDI vào VKTTĐMT chưa nhiều. Đây vẫn là vùng thu hút được ít FDI ở Việt Nam;
- Các doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào VKTTĐMT nhằm tận dụng lợi thế tài nguyên và lao động. Điều này về cơ bản cũng trùng với kết quả của nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Như vậy, đây như bằng chứng để kiểm chứng nhận định rằng mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định lựa chọn địa điểm là các nước đang phát triển chủ yếu là lợi thế tài nguyên và lao động;
- Các tỉnh, thành phố VKTTĐMT tuy đã quan tâm tới việc thu hút FDI nhưng thiếu chiến lược cụ thể.