Khái niệm về FDI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 27 - 28)

7. NỘI DUNG

1.1.1.1. Khái niệm về FDI

Khái niệm về FDI có thể tiếp cận từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau: Theo quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) (1997): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu hút hút lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý doanh nghiệp đó.

Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư [15].

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy có thể đưa ra khái niệm về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư hình thành vốn vật chất hay vốn sản xuất, đồng thời trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh,... nhằm mục đích thu lợi nhuận.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)