7. NỘI DUNG
1.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế dù được thực hiện theo cách nào cũng luôn gắn với CDCCKT. Có nhiều nghiên cứu về CDCCKT ở các nền kinh tế khác nhau.
Trong các lý thuyết kinh tế của thế giới đều nhấn mạnh quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Những thay đổi cơ cấu kinh tế có thể biểu hiện ở cấu thành sản lượng của các ngành kinh
tế. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là từ nhu cầu trên thị trường, tiến bộ kỹ thuật và dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực trong nền kinh tế.
Khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nguồn lao động dồi dào và khu vực công nghiệp hiện đại; lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp; năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang; lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ông chủ ngành công nghiệp càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên.
Các nghiên cứu của Việt Nam cũng khẳng định để thúc đẩy sự phát triển, cần phải thực hiện CDCCKT mà cụ thể là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Như vậy, muốn tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm một cấu trúc kinh tế luôn thay đổi phù hợp cũng như phải thay đổi cách thức tạo ra tăng trưởng chuyển từ tập trung huy động và sử dụng các yếu tố chiều rộng sang các yếu tố chiều sâu gắn với hội nhập mở cửa thì mới đảm bảo TTKT cao và ổn định trong dài hạn.