7. NỘI DUNG
1.2.4. Tổng kết các kênh tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
Từ các lý thuyết về TTKT ở trên có thể thấy FDI đã và đang là nguồn tích lũy vốn quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận. Trong đó, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề xuất nhiều tác động từ vốn FDI và TTKT thông qua nhiều kênh. Nhưng về cơ bản có hai kênh, đó là kênh tác động trực tiếp thông qua đầu tư và tác động gián tiếp hay tác động tràn. Tất cả thể hiện ở hình 1.1.
Hình 1.1. Các kênh tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế
(Nguồn: của tác giả)
FDI
Tác động trực tiếp qua đầu tư (1)
Tác động tràn hay tác động gián tiếp (2) Giảm nghèo (2.1) Việc làm và kỹ năng LĐ (2.3) Thể chế (2.5) Hiệu quả sản xuất (2.2) TM và hội nhập (2.4) Tăng tích lũy vốn SX (1.1) Vốn trong nước (1.2)
Theo lý thuyết tân cổ điển và thể hiện qua hàm sản xuất Y = F(K,L). TTKT nhờ tích lũy vốn vật chất. FDI như nguồn bổ sung cho tích lũy vốn, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng và kết quả là tác động tích cực đến TTKT. Trong các công trình nêu trên các nghiên cứu cho kết quả khẳng định điều này như Wang (1990), Balasubramanyam (1996), Zhang (2001), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Hoa và Hemmer (2002), Vu, Noy và Gangnes (2006), Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013), Agrawal và đồng sự (2011), Vũ Hoàng Dương (2015), Nguyễn Minh Tiến (2015).
FDI còn tác động tới tăng trưởng thông qua ảnh hưởng của nó lên đầu tư trong nước như nhánh 2 trên hình 1.2. Có hai hướng ảnh hưởng: (i) không lấn át hay kích thích đầu tư trong nước, (ii) lấn át hay hạn chế đầu tư trong nước. Đó là kết quả các nghiên cứu như: Hayami (2001), Braunstein và Epstein (2002), Hoa và Hemmer (2002), Blomstrom và Kokko (1996), Yilmaz Bayar (2014).
Tác động tràn hay tác động gián tiếp được thể hiện ở nhánh 2 và được chia thành các nhánh phụ từ 2.1 – 2.5. Đây là một số trong các tác động gián tiếp từ vốn FDI tới TTKT.
Tác động FDI đến giảm nghèo ở các nước đang phát triển thể hiện ở nhánh 2.1. Một số kết quả từ các nước đang phát triển sau đây đã chỉ ra tác động này như Roemer và Gugerty (1997), Chudnovsky và Lopez (1999), Hayami (2001), Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002), Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), Trần Trọng Hùng (2002), Ahmad, Shabbir (2009), Ahmad Walid Afzali (2010), Đào Quang Thu (2013), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011).
Ảnh hưởng của FDI đến chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất thông qua các nghiên cứu thực nghiệm được thể hiện ở nhánh 2.2. Các nghiên cứu đó là của Blomstrom và Kokko (1996), De Mello (1997), Hayami (2001),
Todaro và Smith (2003), Zhang (2001), Li và Xiaming (2005), Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng nghiệp (2006), Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011).
Nhánh 2.3 thể hiện kết quả qua các nghiên cứu tổng quan về tác động của nguồn vốn FDI tới việc làm và kỹ năng lao động. Điển hình là các nghiên như: Blomstrom và Kokko (1996), De Mello (1997), UNCTAD (1994), Chudnovsky và Lopez (1999), Bende-Nabende (1998), OECD (1995), Zhang (2001), Li và Xiaming (2005), Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng nghiệp (2006), Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011), Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nguyễn Hoàng Dương (2011), Nguyễn Minh Tiến (2015).
Nhánh 2.4 thể hiện ảnh hưởng FDI tới phát triển thương mại và hội nhập của các nước tiếp nhận, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đó là các nghiên cứu của Omran và Bolbol (2003), Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011), Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nguyễn Hoàng Dương (2011).
Kết luận chương 1
Từ những phần trên có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là kết quả hoạt động tốt hơn của nền kinh tế theo thời gian và được thể hiện bằng sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế như GDP hay GNP. Sự gia tăng này cần được duy trì cao và ổn định trong dài hạn, phù hợp với tiềm năng của nền kinh tế. Vì thế, phải bảo đảm một cấu trúc kinh tế luôn thay đổi cho phù hợp xu thế chung trong TTKT. Tăng trưởng kinh tế phải thay đổi hướng sử dụng các nguồn lực từ tập trung huy động vốn và sử dụng các yếu tố chiều rộng sang các yếu tố chiều sâu gắn với hội nhập mở cửa.
Thứ hai, FDI có vai trò ngày càng lớn đối với nền kinh tế ở các nước đang phát triển. FDI đang là nhân tố quan trọng, đóng góp vào TTKT, CDCCKT, tăng kim ngạch xuất khẩu và kích thích thay đổi thể chế kinh tế ở nước sở tại.
Thứ ba, các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài về tác động từ vốn FDI tới TTKT thông qua kênh đầu tư khá nhiều và được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng thông qua đầu tư chủ yếu như một bộ phận vốn bổ sung. Chiều hướng tác động của FDI đến TTKT tùy thuộc vào điều kiện của nền kinh tế mà có thể dương, âm và không rõ ràng. Các nghiên cứu cũng xem xét những ảnh hưởng của nguồn FDI tới tăng trưởng trong mối quan hệ với vốn trong nước và vốn con người…Thông qua đánh giá mức lấn át của FDI đối với đầu tư trong nước hay bổ sung và gia tăng vốn con người của nước tiếp nhận. Các nghiên cứu này phần lớn kế thừa các lý thuyết về mô hình tăng trưởng tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh và có sự phát triển mở rộng để áp dụng cho từng trường hợp nghiên cứu cụ thể.
Thứ tư, tác động tràn từ FDI cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra, FDI có những ảnh hưởng nhất định thông qua hiệu ứng lan toả đến giảm nghèo cũng như kỹ năng lao động, việc làm và hiệu quả sản xuất.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần này sẽ trình bày các đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp thu thập số liệu và phân tích theo các nội dung có liên quan.