7. NỘI DUNG
4.2.2.1. Tác động tới môi trường kinh doanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực từ vốn FDI tới nước chủ nhà. Đó là kích thích và yêu cầu cho sự thay đổi thể chế theo hướng tốt hơn và tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, minh bạch và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Phần này sẽ trình bày những đánh giá về sự cải thiện môi trường kinh doanh của các địa phương theo hai góc độ. Đó là: doanh nghiệp và cán bộ quản lý địa phương. Phần thứ nhất sẽ dựa vào chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và phần 2 sẽ dựa vào kết quả phỏng vấn sâu.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), các yếu tố của môi trường kinh doanh bao gồm: thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý doanh nghiệp mất khả năng. Nhưng các yếu tố này thường được xem xét trên bình diện quốc gia nhiều hơn. Việc sử dụng cho một địa phương có thể tiếp cận theo cách khác.
Ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh cho các tỉnh thông qua chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này được tạo ra bởi kết quả tổng kết ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp (cảm nhận của các doanh nghiệp) về chất lượng điều hành của chính quyền địa phương có chú trọng tới tạo điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh. Dưới đây, sẽ trình bày kết quả PCI ở VKTTĐMT từ năm 2011 tới năm 2015.
Hình 4.19. Xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh của các tỉnh VKTTĐMT
Nguồn: Xử lý từ số liệu PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Sơ đồ hóa theo ma trận mức tiến bộ về môi trường kinh doanh theo đánh giá của các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp FDI trên hình 4.19. Thành phố Đà Nẵng sau khi kém đi ở năm 2011 và năm 2012 đã tiến bộ lên vị trí số 1 năm 2013 và duy trì tiếp năm 2014 và năm 2015.
Môi trường kinh doanh của tỉnh Thừa Thiên Huế có tiến bộ nhưng chỉ nằm ở nhóm khá của Việt Nam. Mức độ cải thiện môi trường kinh doanh được cải thiện năm 2012 với vị trí 22 so với vị trí 29 năm 2011. Năm sau lại
Điểm PCI hàng năm
So sánh với PCI của tỉnh xếp thứ nhất
Xu hướng môi trường kinh doanh tốt hơn
giảm xuống vị trí 30 năm 2013. Năm 2014, có sự nỗ lực cải thiện mội trường kinh doanh đáng kể và vị trí thứ 2 sau Đà Nẵng. Nhưng năm 2015 lại giảm xuống vị trí 13.
Tỉnh Quảng Nam có mức cải thiện môi trường kinh doanh không ổn định, xoay quanh ở tốp khá và tốt ở Việt Nam. Cụ thể, điểm môi trường kinh doanh giảm từ vị trí 11 năm 2012 xuống vị trí 15 năm 2013 và cải thiện hơn xếp thứ 7 năm 2013. Năm 2014 kém hơn và được cải thiện năm 2015.
Môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Ngãi xét theo chiều hướng tiến bộ trên hình 4.19 dường như kém đi. Điểm PCI từ vị trí 17 năm 2011 so với vị trí thứ nhất đã giảm liên tục năm 2012 và năm 2013 (vị trí 27). Năm 2014 được cải thiện và vị trí là thứ 7 nhưng năm 2015 tụt xuống vị trí 20.
Tỉnh Bình Định có môi trường kinh doanh không được cải thiện nhiều. Trên hình 4.19 xu hướng giảm rõ hơn nhiều so với các tỉnh khác trong vùng.
Phần này sẽ trình bày kết quả phỏng vấn ý kiến của các nhà quản lý ở các địa phương về những thay đổi các yếu tố của thể chế theo bảng câu hỏi ở phụ lục.
Ảnh hưởng của DN FDI tới sự thay đổi của thể chế ở các địa phương được thể hiện qua giá trị điểm trung bình trên bảng 4.14. Trong 8 nội dung liên quan tới thể chế, theo số điểm trung bình đánh giá thì chính sách đào tạo lao động được đánh giá có sự cải thiện tốt nhất và cải thiện thấp nhất là giảm chi phí không chính thức. Hãy xem xét mức độ cải thiện theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia.
Về cải thiện chính sách đào tạo lao động hay nỗ lực của các tỉnh nhằm thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, qua đó hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương. Điểm trung bình là 3.61, trong đó tỉnh có điểm đánh giá cao nhất là Đà Nẵng với điểm số 4.06 và thấp nhất là Quảng Nam với điểm số 3.38. Với giá trị mode = 4 như vậy, mức độ đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý là khá cao.
Bảng 4.14. Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới sự cải thiện thể chế
1 2 3 4 5 6 7 8
VKTTĐMT 3.55 3.31 3.39 3.41 3.20 3.26 3.34 3.61
Thừa Thiên Huế 3.44 3.31 3.38 3.38 3.19 3.19 3.31 3.63
Đà Nẵng 3.88 3.56 3.56 3.50 3.38 3.50 3.56 4.06
Quảng Nam 3.5 3.38 3.44 3.19 3.25 3.31 3.44 3.38
Quảng Ngãi 3.38 3.13 3.25 3.69 3.06 3.06 3.25 3.44
Bình Định 3.56 3.19 3.31 3.31 3.13 3.25 3.13 3.56
Nguồn: Xử lý từ số liệu kết quả phỏng vấn ý kiến các nhà quản lý nhà nước ở các tỉnh, thành phố VKTTĐMT
Trong đó:
1: Giảm chi phí gia nhập thị trường thấp hơn
2: Doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định hơn
3: Môi trường kinh doanh công khai minh bạch hơn
4: Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm hơn (chi phí thời gian)
5: Chi phí không chính thức đã giảm
6: Tính năng động của lãnh đạo tỉnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh 7: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn
8: Chính sách đào tạo lao động có những cải thiện tốt hơn
Áp lực từ các DN FDI khiến chính quyền phải đã có những thay đổi để giảm chi phí ra thị trường cho doanh nghiệp như thời gian đăng ký kinh doanh hay giảm số ngày để được cấp giấy phép; Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung; Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động …Điểm trung bình đánh giá sự cải thiện trung bình là 3.55 trong
đó, cao nhất là Đà Nẵng (3.88), thấp nhất là Quảng Ngãi (3.33). Giá trị mode = 4. Như vậy, đa số các ý kiến thiên về đồng ý và hoàn toàn đồng ý.
Chi phí không chính thức hiện nay ở Việt Nam nói chung còn cao. Chi phí này bao gồm các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả, các khoản coi như chi phí các trở ngại do những hành vi không chính thức gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản phải trả để nhận được sự thuận lợi cho công việc từ khu vực công…Theo ý kiến của những cán bộ quản lý được phỏng vấn, cho thấy dù áp lực từ yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp, nhất là khu vực FDI thì mức độ cải thiện vẫn kém nhất trong các nội dung liên quan tới cải thiện thể chế. Điểm trung bình đánh giá theo thang 5 từ mức đồng ý thấp tới cao là 3.2. Điểm trung bình của địa phương có mức đánh giá cải thiện cao nhất là Đà Nẵng (3.38) và mức thấp nhất là Bình Định (3.13). Giá trị mode = 3, như vậy, ở đây, mức trung dung cao hơn.
Nội dung chi phí thời gian có điểm trung bình là 3.41 (mode = 4), Môi trường kinh doanh công khai minh bạch hơn có điểm là 3.39 (mode = 4), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn có điểm 3.34 (mode = 4). Hai nội dung còn lại như doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định hơn, lãnh đạo tỉnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh có điểm trung bình lần lượt là 3.31 và 3.26 và giá trị mode = 3.
Như vậy, trong 8 nội dung liên quan tới cải thiện thể chế có điểm từ 3.2 đến 3.61 trong đó chỉ có 3 nội dung có giá trị mode =3 đã cho thấy môi trường thể chế đã được cải thiện nhất định khi có doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh ở các tỉnh VKTTĐMT. Nhưng sự cải thiện thể chế không thể hiện rõ nét ở các tỉnh khác nhau.
Như vậy, dưới ảnh hưởng của các doanh nghiệp FDI, mức độ cải thiện môi trường kinh doanh dưới góc nhìn cán bộ quản lý về cơ bản đều khẳng
định đã có sự cải thiện nhất định; mức độ cải thiện của các địa phương không đều; Đà Nẵng có mức cải thiện tốt nhất và các địa phương còn lại chưa rõ hay không nhiều. Mặc dù, dưới góc nhìn của doanh nghiệp (trừ Đà Nẵng) có cải thiện nhưng không có sự cải thiện nhiều.