Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tràn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 44 - 51)

7. NỘI DUNG

1.2.3. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tràn

FDI tới tăng trưởng kinh tế

1.2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu về tác động từ FDI đến các nền kinh tế đã xuất hiện nhiều cùng với sự gia tăng FDI trên toàn thế giới. Về tác động tràn của FDI tới TTKT có nhiều nghiên cứu, nhưng dường như tập trung phần lớn tại các nước đang phát triển.

Mô hình tăng trưởng nội sinh cho thấy, tăng trưởng dài hạn là một hàm số của tiến bộ kỹ thuật và vốn con người, kênh quan trọng mà FDI có thể thông qua để tác động vào tăng trưởng chính là gia tăng sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ, tăng năng suất và các yếu tố bên ngoài khác (De Mello,1997). FDI bao gồm kết hợp của vốn, công nghệ, có thể làm tăng vốn kiến thức cho nước tiếp nhận FDI thông qua huấn luyện đào tạo lao động, tích lũy, truyền bá các kỹ năng, giới thiệu cơ cấu tổ chức và các hoạt động quản lý mới. Đây cũng chính là tác động tràn của FDI.

Bende-Nabende (1998) đã nghiên cứu dữ liệu từ 5 quốc gia Đông Nam Á đã tìm thấy mối quan hệ trực tiếp, tích cực giữa FDI và TTKT. Nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI có tác động tràn tới tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN mà chủ yếu là thông qua phát triển kỹ năng lao động và việc làm. Tương tự như vậy, theo những điều tra của UNCTAD (1999), FDI có cả tác động tích

cực và tiêu cực đến TTKT phụ thuộc vào các biến được nhập vào trong mô hình [24].

Ahmad Walid Afzali (2010) nghiên cứu tác động tràn của FDI đến nghèo đói dưới tác động vốn con người ở 85 nước đang và kém phát triển thời kỳ 1980 – 2005. Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thứ nhất, tác động không lớn của FDI làm giảm nghèo đói thông qua tác động tăng trưởng và các vấn đề khác; thứ hai, FDI tác động khá mạnh trong mối quan hệ của thu nhập bình quân đầu người và nghèo đói. Điều này hàm ý rằng, nếu bất bình đẳng về thu nhập không gia tăng, tăng trưởng thu nhập sẽ làm giảm nghèo đói. Cuối cùng, một vài bằng chứng khác cho thấy, vốn con người là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao tác động FDI đến nghèo đói [21].

Jalilian, John (2002) nghiên cứu tác động của FDI tới thực trạng nghèo ở các nước ASEAN. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác động tích cực từ dòng vốn FDI tới TTKT cao. Nhưng có sự khác biệt nhất định ở các nước có vốn con người khác nhau - trình độ học vấn cao thì tác động của FDI đến tăng trưởng mạnh hơn và ngược lại. Về mối quan hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói, kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng của nhóm có thu nhập trung bình và nhóm có thu nhập thấp. Tuy nhiên, với các nước ASEAN, các tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy, FDI trong khu vực ASEAN có tác động tích cực tới giảm nghèo và mạnh hơn những nơi khác [39].

Theo Hayami và Todaro (2001) và Smith (2003), sự đóng góp của FDI đến sự phát triển của một quốc gia được công nhận rộng rãi như là lấp đầy khoảng trống giữa đầu tư mong muốn và tiết kiệm huy động trong nước, tăng nguồn thu thuế, cải thiện quản lý, công nghệ cũng như các kỹ năng lao động ở nước sở tại. FDI có thể giúp đất nước phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự kém phát

triển (Hayami, 2001). Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, vai trò quan trọng của FDI bởi vì nó cung cấp một nguồn vốn bổ sung cho đầu tư trong nước, tạo việc làm mới cũng như chuyển giao công nghệ, thúc đẩy TTKT ở các nước sở tại và thông qua đó tác động tới giảm nghèo [36].

Theo Chudnovsky và Lopez (1999), tác động FDI đến tình trạng nghèo đói có thể thông qua giải quyết việc làm và đào tạo cho người lao động địa phương. Khi mà dòng vốn nước ngoài không thay thế đầu tư nội địa, khi đó, FDI có thể góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập và đóng góp trực tiếp đến giảm nghèo. Nghĩa là, tác động FDI đối với giảm nghèo được hiện thực hóa thông qua việc làm. Tác động này không chỉ đề cập đến việc làm được tạo ra trong các DN FDI (việc làm trực tiếp) mà còn đối với việc làm được tạo ra trong các đơn vị có liên quan theo chiều dọc hoặc chiều ngang (làm gián tiếp) (UNCTAD, 1994). Với việc làm trực tiếp, FDI có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp khi nó kèm theo các hình thức đầu tư xanh1. Ngược lại, FDI có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp khi nó hợp nhất hoặc mua lại các công ty nước sở tại (UNCTAD,1999). Tuy nhiên, khi FDI có các phương thức hợp nhất hoặc mua lại doanh nghiệp đang “hấp hối” nó có thể giúp ngăn ngừa khả năng thất nghiệp. Đối với việc làm gián tiếp vào các doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc, bao gồm cả các liên kết ngược như các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, nhà cung cấp dịch vụ và chuyển tiếp liên kết như các nhà phân phối, đại lý dịch vụ. Điều này có thể làm gia tăng việc làm trong các đơn vị liên kết khi mua nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện và các dịch vụ từ họ ; giúp họ mở rộng hoạt động. Ngược lại, FDI có thể tác động tiêu cực khi nó dựa vào đầu vào nhập khẩu. Các DN FDI có thể tác động tích cực khi nó giúp các DN TN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, do đó mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài [30].

1Đầu tư xanh là đầu tư có liên quan đến sản xuất sản phẩm đặc biệt mà không tạo ra

Về tác động gián tiếp của FDI tới đói nghèo, FDI có thể ảnh hưởng đến TTKT thông qua sự gia tăng tổng số vốn hình thành. Bởi vì, FDI cung cấp tài chính bên ngoài và nó có thể giúp giảm bớt khó khăn tài chính về đầu tư trong nước. Hơn nữa, FDI có thể gây “hiệu ứng đám đông” với đầu tư trong nước thông qua các liên kết ngược về phía trước và tiếp tục thúc đẩy TTKT. Quan trọng hơn, FDI có thể mang lại công nghệ, bí quyết, quản lý, kỹ năng tiếp thị hay nâng cao trình độ lao động (Blomstrom và Kokko, 1996). Qua đó, FDI gián tiếp tác động tới giảm nghèo ở các nước chủ nhà.

Nhìn chung, các nghiên cứu đã chứng minh được giả thiết FDI có tác động tràn hay hiệu ứng lan toả tới giảm nghèo cũng như kỹ năng lao động, việc làm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cách tiếp cận khác nhau, có những nghiên cứu tác động trực tiếp FDI tới giảm nghèo, nhưng cũng nhiều nghiên cứu xem xét tác động này thông qua tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới TTKT, cải thiện vốn con người, việc làm, nâng cao kỹ năng lao động, hiệu quả sản xuất.

1.2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tác động của FDI tới tình hình nghèo là vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Vì thế, cũng có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã được thực hiện và có những đóng góp nhất định cho quá trình hoạch định chính sách tại Việt Nam.

Đào Quang Thu (2013) đã đánh giá toàn diện quá trình thu hút FDI tại Việt Nam trong 25 năm kể từ năm 1998. Theo tác giả, sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút FDI cùng với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng phát huy vai trò quan trọng và đã có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng FDI thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, CDCCKT, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại.

Những khẳng định này gián tiếp đã chỉ ra những tác động của FDI tới giảm nghèo ở Việt Nam thông qua tác động lan tỏa [2].

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011) trong báo cáo giảm nghèo ở Việt Nam đã cho rằng, cần duy trì sự ổn định vĩ mô để giảm nghèo bền vững. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH ở Việt Nam, để duy trì và bảo đảm nguồn đầu tư cần có sự bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài như FDI hay ODA…, hiệu quả từ việc phân bổ các nguồn đầu tư có sự khác nhau theo quy mô dân số và trình độ phát triển của từng địa phương. Trong đó, FDI là nguồn vốn quan trọng không chỉ giúp Việt Nam giải cơn khát vốn mà còn có tác động lan tỏa đến giảm nghèo trong tương lai [18].

Bên cạnh tác động trực tiếp từ FDI tới TTKT, sự xuất hiện và tham gia vào nền kinh tế của các DN FDI còn tạo ra những tác động gián tiếp khác như: tăng áp lực cạnh tranh, buộc các DN TN phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tác động tới công ăn việc làm. Các tác động này còn được gọi là tác động gián tiếp hay tác động tràn của FDI. Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng nghiệp (2006), tác động tràn có thể bao gồm tác động liên quan tới thay đổi cơ cấu đầu vào của doanh nghiệp, liên quan tới chuyển giao công nghệ hay liên quan tới trình độ lao động. Đánh giá tác động của FDI tới chuyển giao công nghệ có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng nghiệp (2006), có thể đánh giá tác động này thông qua tác động FDI tới năng suất lao động, thông qua tỷ trọng của DN FDI [13].

Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (2011) đã đánh giá tác động của DN FDI tới sự phát triển công nghiệp thông qua: việc làm và kỹ năng lao động; hoạt động xuất khẩu và hội nhập; năng suất lao động và chuyển giao công nghệ. Về việc làm và kỹ năng lao động: Nghiên cứu khẳng định, số đông các doanh nghiệp FDI đã có tác động tích cực và quan trọng trong tạo việc làm. Đa số cơ hội việc làm do các DN FDI tạo ra chủ yếu là

công việc sản xuất trực tiếp và đa số lao động nữ đảm đương loại công việc này. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra ý nghĩa kinh tế và xã hội của lao động nữ phổ biến trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp nhất định với mức lương và tay nghề không cao, chủ yếu là ngành sản xuất trang phục và dệt may ở Việt Nam. Đa số DN FDI phụ thuộc nhiều vào vốn và các đầu vào nhập khẩu đã hạn chế năng suất lao động bình quân của người lao động và có xu hướng làm giảm hàm lượng giá trị gia tăng. Tiếp đó, nghiên cứu cũng đã xem xét vai trò của DN FDI trong hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập. Kết quả cho thấy khu vực DN FDI giữ vai trò định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhưng chỉ tập trung trong các ngành chế biến chế tạo sử dụng nhiều lao động. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của khu vực FDI dường như không có tác động đến năng suất lao động. Các doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu đã chịu năng suất lao động thấp do bị hạn chế bởi nền tảng lao động tay nghề thấp ở các doanh nghiệp này. Về tác động của DN FDI tới năng suất lao

động và chuyển giao công nghệ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, mặc dù các

DNTN gần như không có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động thì nhóm DN FDI dường như vẫn đạt mức năng suất lao động và năng suất yếu tố tổng hợp cao hơn các nhóm doanh nghiệp khác. Phân tích tác động của loại hình doanh nghiệp liên doanh đến hiệu quả, cho thấy, doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với đối tác Việt Nam đạt năng suất yếu tố tổng hợp và hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với doanh nghiệp sở hữu 100%. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, cả DN FDI và DN TN đều được lợi khi hoạt động trong khu công nghiệp. Mặc dù, có lẽ DN FDI không hẳn đạt năng suất lao động cao hơn nhưng chắc chắn đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn khi hoạt động trong KCN [15].

Lê Thanh Thủy (2007) đã xác định mức độ hiệu ứng lan tỏa của FDI lên năng suất lao động trong các công ty Việt Nam vào các giai đoạn 1995 – 1999 và 2000 – 2002 bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas. Bằng cách này, tác giả đã dựa vào các số liệu ngành công nghiệp của Tổng cục

Thống kê cho cùng giai đoạn, bao gồm 29 lĩnh vực trong 3 nhóm ngành công nghiệp là: khai mỏ, chế biến chế tạo, sản xuất điện, khí đốt, cấp nước. Nghiên cứu cũng lượng hóa được tác động của khoảng cách về công nghệ giữa các DNFDI và DNTN, các đặc điểm ngành công nghiệp của mỗi DN như: cường độ sử dụng vốn, cường độ sử dụng lao động và mức độ mà các công ty tư nhân trong nước có liên quan với các hoạt động của DN FDI. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng cách về công nghệ là một trong những yếu tố có tính quyết định, quan trọng nhất của hiệu ứng lan tỏa. Hiện tại, mối quan hệ này không tồn tại như nhau trong những mức độ của khoảng cách về công nghệ. Đặc biệt, khoảng cách về công nghệ càng lớn sẽ càng dẫn đến hiệu ứng lan tỏa âm về mức sản xuất trong các DN TN do hiệu ứng chèn đẩy. Bên cạnh đó, khi hướng vào xuất khẩu, những ngành công nghiệp thâm dụng lao động của Việt Nam trở nên hoạt động có hiệu quả do có tính công nghệ cao so với những lĩnh vực khác, làm cho lĩnh vực này trở thành nơi thuận lợi để gặt hái những hiệu ứng lan tỏa so với những lĩnh vực cần vốn cao. Các kết quả hồi quy cũng chỉ ra bằng chứng về sự thay đổi năng lực hấp thụ của các công ty Việt Nam đối với các nguồn vốn FDI. Do hầu hết các DN TN sử dụng những công nghệ đã lỗi thời nên chỉ có những doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến mới có khả năng hấp thụ chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, tác động này suy giảm theo thời gian khi khoảng cách trình độ công nghệ của các công ty trong nước và nước ngoài ngày càng thu hẹp dần. Lê Thanh Thủy (2007) cũng nhận thấy rằng, tác động lan tỏa trong giai đoạn 1995 – 1999 lớn hơn so với giai đoạn 2000 – 2002. Nghiên cứu kiến nghị rằng, các doanh nghiệp tư nhân trong nước cần phải nỗ lực nâng cao khả năng hấp thụ hiệu ứng lan tỏa từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà các chính sách hỗ trợ phát triển khối doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong góc độ này. Ở góc nhìn khác, nghiên cứu của Giroud (2007) nhận thấy rằng, sự chia sẻ kiến thức giữa các DN FDI và các nhà cung cấp nội địa ở Việt Nam cũng như mức độ quan tâm giữa hai phía chỉ ở mức độ hạn chế.

Nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng rằng, hiệu ứng lan tỏa của FDI có lợi cho người lao động không làm việc trực tiếp trong các công ty đa quốc gia. Đặc biệt, FDI tạo ra yếu tố bên ngoài tích cực để người lao động có được mức lương cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)