Tác động FDI tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 137 - 143)

7. NỘI DUNG

4.2.3. Tác động FDI tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản

thống hạ tầng giao thông và logistics cần được cải thiện hơn. Từ đó cho thấy, đây vẫn là một trong những hạn chế và rào cản với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là DNFDI. Trong những năm tới, cần tập trung nỗ lực để cải thiện cơ sở hạ tầng bên trong KCN, KKT, hệ thống ngân hàng và kiểm toán.

Thứ ba, các DN FDI tuy đã có sự đóng góp và thúc đẩy sự phát triển thương mại và hội nhập quốc tế ở VKTTĐMT, nhưng về cơ bản tác động còn rất hạn chế. Tuy các doanh nghiệp này có đóng góp trực tiếp vào kim ngạch xuất khẩu của các địa phương nhưng không lớn, chưa giúp nhiều cho doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường và tìm đối tác, làm đối tác xuất khẩu cho các DNTN, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Do số lượng và quy mô các DN FDI còn ít nên sức lan tỏa chưa thực sự mạnh. Tiềm năng về thương mại, hội nhập của các doanh nghiệp này còn lớn và cần có chính sách nhằm khai thác thế mạnh này của họ.

4.2.3. Tác động FDI tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản xuất ở VKTTĐMT VKTTĐMT

4.2.3.1.Tác động tới việc làm và kỹ năng lao động

Phần này sẽ dựa vào số liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 và 2014 do Tổng cục Thống kê điều tra năm 2013 và 2015 để phân tích.

Số việc làm do doanh nghiệp FDI tạo ra năm 2012 ở VKTTĐMT là 8.160 và chiếm 10% việc làm của tổng doanh nghiệp được điều tra và tỷ lệ việc làm cho lao động nữ là gần 17%. Năm 2014, số việc làm tăng lên là 97 ngàn lao động trong tổng số hơn 650 ngàn lao động do các doanh nghiệp

VKTTĐMT được điều tra hay chiếm 14.5% và tỷ lệ việc làm cho lao động nữ là 11% trong tổng công việc. Có thể nói các dự án FDI đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho các tỉnh, hơn nữa, việc tham gia vào quản lý hoạt động trong các DNFDI cũng đã góp phần nâng cao trình độ quản lý cho người lao động. Những cán bộ quản lý có liên quan của các tỉnh VKTTĐMT được khảo sát về khả năng tạo việc làm cho lao động của doanh nghiệp FDI cũng đã có sự thống nhất cao. Đa số ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nhận định các doanh nghiệp FDI “Tạo ra việc làm cho lao động”, điểm trung bình là 3.85 và mode =4. Họ cũng thống nhất cao với nhận định các doanh nghiệp này “Chủ yếu sử dụng lao động địa phương”, điểm trung bình là 3.74 và mode = 4.

Bảng 4.17. Tình hình việc làm do các doanh nghiệp FDI và trong nước tạo ra. Loại hình doanh nghiệp Năm Việc làm trung bình 01 doanh nghiệp (VL) Số việc làm cho lao động nữ trung bình 1 DN Số lượt Số người không được trả lương Lương trung bình năm trên 1 LĐ (tr.đ) Số lượng % So với tổng số Người được đóng BHXH trong 1 DN Số lượng % So với tổng số FDI 2012 189.2 81.4 43 175 9 0 60.2 2014 357 275 77 335 10.5 0.13 66.3 Trong nước 2012 36.4 14.6 37 26.9 0.4 0.1 48.1 2014 52.5 17.5 32 29.5 0.33 0.9 56.25

(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2012 và năm 2014 của Tổng cục Thống kê)

Quy mô việc làm bình quân 01 doanh nghiệp của FDI cũng cao hơn doanh nghiệp trong nước. Năm 2012, mỗi doanh nghiệp FDI có số việc làm là gần 190 trong khi của doanh nghiệp trong nước chỉ là 36.4. Năm 2014, số việc làm trung bình của 1 doanh nghiệp FDI là 357, trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ là 52.

Số việc làm cho lao động nữ cũng có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm doanh nghiệp. Năm 2012, mỗi doanh nghiệp FDI có số việc làm cho lao động nữ là 81.4 và mỗi doanh nghiệp trong nước chỉ có 14.6. Năm 2014, những con số này lần lượt là 275 và 17.5. Do đó, tỷ trọng việc làm của lao động nữ tính trên 01 doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI cũng cao hơn trong cả hai năm này.

Bảng 4.17 cũng cho thấy mức lương bình quân của lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Lương bình quân của lao động ở các doanh nghiệp trong nước chỉ bằng khoảng 80 đến 84% so với mức lương trung bình của doanh nghiệp FDI.

Như vậy, doanh nghiệp FDI tuy số lượng không lớn nhưng đã tạo ra nhiều việc làm cho các tỉnh, thành phố VKTTĐMT. Như kết quả nghiên cứu của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011). Đồng thời, họ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ nhiều hơn cũng như trả lương cao hơn. Đây chính là sự tác động kinh tế xã hội lớn của loại hình doanh nghiệp này.

Số liệu thống kê cũng cho thấy các DNFDI cũng chấp hành tốt những quy định của pháp luật về lao động. Các DN FDI chấp hành nghiêm việc nộp bảo hiểm xã hội, dường như họ còn nộp bảo hiểm cho những lao động hợp đồng ngắn hạn nên có số chênh giữa số người được đóng BHXH so với số lao động trung bình. Không có lao động nào ở các doanh nghiệp này không được trả lương, trong khi tỷ lệ này ở DNTN là 1.2%.

Về thời gian làm việc, số liệu cho thấy, số ngày làm việc trung bình trong năm tương đối nhiều, tính trung bình nhân công dài hạn, thời gian làm việc nhiều hơn 8 giờ một ngày trong tất cả các công ty, tất cả các ngành và tất cả các dạng sở hữu. Trung bình lao động dài hạn ở DN FDI làm việc 8,67 giờ/ngày, trong khi DNTN là khoảng 8.5 giờ/ ngày (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011).

Kỹ năng của lao động

Kỹ năng của lao động không thể đánh giá trực tiếp do hạn chế của số liệu thống kê. Sự khác biệt về kỹ năng lao động có thể được phản ánh trong khoảng cách về tiền lương, năng suất lao động và cường độ vốn giữa hai nhóm doanh nghiệp này như Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011) đã thực hiện.

Bảng 4.18. Năng suất lao động, thu nhập và cường độ vốn

Loại hình doanh nghiệp Năm Thu nhập/LĐ (tr.đ) VA/LĐ (tr.đ) Doanh thu /LĐ (tr.đ) VA/DT TSCĐ/ LĐ (tr.đ) FDI 2012 70.2 159.22 620.36 0.26 181.3 2014 86.3 183.50 741.50 0.25 204.3 Trong nước 2012 48.1 67.10 427.36 0.16 112.9 2014 56.25 83.70 514.60 0.16 120.0 Chung 2012 50.31 76.312 446.66 0.170 119.74 2014 59.255 93.68 537.29 0.175 128.43 Khoảng cách FDI /DNTN 2012 0.68 0.42 0.69 0.61 0.62 2014 0.65 0.46 0.69 0.66 0.59

(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp 2012 và 2014 của Tổng cục Thống kê)

Từ số liệu điều tra doanh nghiệp của TCTK năm 2012 và năm 2014 cho thấy NSLĐ tính theo giá trị gia tăng thì khoảng cách giữa DNFDI và DNTN là khá cao. Năm 2012, NSLĐ tính theo giá trị gia tăng trên lao động (VA/LĐ) của DN FDI là 159.2 triệu đồng và của DNTN là 67.1 triệu đồng (bằng 42% của doanh nghiệp FDI). Năm 2014, NSLĐ của từng loại doanh nghiệp này là 183.5 triệu đồng và 83.7 triệu đồng hay mức năng suất của DNTN là 46%. Tương tự, NSLĐ tính theo doanh thu/lao động của DNTN chỉ bằng khoảng 69% năng suất DN FDI. Tuy nhiên, khi tính chung tất cả các doanh nghiệp thì NSLĐ trung bình theo giá trị gia tăng/ LĐ là 76.31 triệu đồng năm 2012 và 93.68 tr.đ năm 2014 và doanh thu/LĐ là 446.66 tr.đ năm 2012 và 537.29 tr.đ năm 2014. Mức này đều cao hơn mức năng suất của doanh nghiệp trong nước. Tuy chỉ bằng số liệu thống kê cũng cho thấy tác động tràn tới năng suất của DN FDI.

Thu nhập được trả cho lao động được xác định dựa vào kỹ năng lao động nên khoảng cách về thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh sự khác biệt về kỹ năng. Năm 2012, mức thu nhập trung bình các DNTN chỉ bằng 68% mức thu nhập trung bình của DNFDI ở VKTTĐMT. Năm 2014, năng suất của DNFDI tăng nhanh hơn, nên tỷ lệ chênh lệch thu nhập này đã giảm xuống 65%. NSLĐ trong khu vực FDI cao hơn là cơ sở tạo ra khoảng cách khá lớn về tiền lương.

Các DNFDI ở VKTTĐMT cũng như các doanh nghiệp này trên cả nước đều có xu hướng tăng cường độ vốn (TSCĐ/lao động). Năm 2012, Giá trị TSCĐ/lao động trung bình của DN FDI là 181.3 triệu đồng, trong khi của doanh nghiệp trong nước là 112.98 triệu đồng. Năm 2014, các con số này lần lượt là 204.3 tr.đ và 120 tr.đ. Do vậy, khoảng cách cường độ vốn của DNTN so với DNFDI là 62% và 59%.

Cuối cùng, tỷ lệ giá trị gia tăng so với doanh thu cũng khác biệt lớn. Năm 2012, tỷ lệ này của DNFDI là khoảng 26% thì DNTN khá thấp chỉ khoảng 16%. Năm 2014, các tỷ lệ này là 25% và 16%. Do đó, hiệu quả sản xuất của DNTN so với DN FDI chỉ bằng 61% năm 2012 và 66% năm 2014.

Bảng 4.19. Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới kỹ năng lao động

1 2 3 4 VKTTĐMT 3.66 3.71 3.60 3.58 TT Huế 3.50 3.56 3.50 3.38 Đà Nẵng 3.94 4.06 3.81 3.94 Quảng Nam 3.63 3.69 3.69 3.44 Quảng Ngãi 3.69 3.75 3.56 3.63 Bình Định 3.56 3.50 3.44 3.50

(Nguồn: Xử lý từ số liệu kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà nước ở các tỉnh VKTTĐMT)

Trong đó:

1: Thái độ lao động tốt dần lên

2: Nâng cao tay nghề và chuyên môn 3: Nâng cao tính chuyên nghiệp

4: Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương đào tạo lao động

Để bổ sung bằng chứng đánh giá tác động của DN FDI tới việc nâng cao kỹ năng lao động ở VKTTĐMT, nghiên cứu đã khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý về vấn đề này. Kết quả như bảng 4.19. Mức độ thống nhất của những người được khảo sát với các nhận định được đưa ra là khá cao. Mức độ thống nhất cao nhất của họ với nhận định các doanh nghiệp FDI giúp “Nâng cao tay nghề và chuyên môn”, điểm trung bình là 3.71 và mode = 4. Theo đánh giá của các nhà quản lý thì các doanh nghiệp FDI cũng giúp cho lao động địa phương: có “Thái độ lao động tốt dần lên” với điểm trung bình là 3.66 và mode = 4; “Nâng cao tính chuyên nghiệp” với điểm trung bình là 3.60 và mode = 4. Ngoài ra, các DN FDI còn “Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương đào tạo lao động”. Ý kiến này cũng được đánh giá với mức thống nhất cao.

Những phân tích trên đã hàm ý rằng, kỹ năng của lao động trong các DNFDI cao hơn. Sự chênh lệch này một phần là do những doanh nghiệp này tuyển dụng được lao động có kỹ năng hơn và chú trọng hơn tới đào tạo nội bộ và bên ngoài. Chi phí đào tạo nội bộ của DN FDI cao gấp 22 lần doanh nghiệp nhà nước và 17.7 lần doanh nghiệp ngoài nhà nước, chi phí đào tạo ngoài cũng cao hơn khoảng 60 lần và 100 lần với 2 đối tượng này (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011)). Kết quả này cho thấy cải thiện kỹ năng lao động là một ưu tiên của DN FDI. Điều này đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng và kỹ năng của các lao động trong nước và có thể dẫn đến hiệu ứng lan tỏa chưa quan sát được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 137 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)