7. NỘI DUNG
5.1.4. Về tăng trưởng kinh tế
Tình hình tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT được thể hiện qua các phân tích định tính và thống kê mô tả ở mục 3.2 chương 3. Có thể rút ra một số điểm như sau:
Thứ nhất, kết quả phân tích trên cho thấy, quy mô GDP tăng liên tục trong 15 năm qua. Sự tăng trưởng này dựa vào động lực (i) bên trong là những ngành và vùng đang CNH nhanh cũng như khu vực kinh tế ngoài nhà
nước; (ii) bên ngoài là giai đoạn tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam và dòng vốn từ việc thực thi chính sách nới lỏng về tài khóa và tiền tệ;
Thứ hai, kết quả trên cũng cho thấy dường như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang xuất hiện những dấu hiệu chậm lại do những động lực chính cho tăng trưởng đang yếu dần. Đòi hỏi các tỉnh ở đây cần phải có những thay đổi cách thức tăng trưởng kinh tế nhằm tạo ra cú hích mới cho nền kinh tế;
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế được thực hiện bởi một cơ cấu kinh tế có những thay đổi khá tích cực về kết quả đầu ra. Cơ cấu này ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết khi chưa thúc đẩy tăng năng suất;
Thứ tư, cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế của các tỉnh VKTTĐMT tuy đã huy động, sử dụng khá tốt các nguồn lực, từng bước cải cách thể chế môi trường đầu tư, kích thích doanh nghiệp cải thiện kỹ thuật công nghệ sản xuất và phát huy vai trò tiềm năng lao động cho phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi định hướng tăng trưởng sang dựa vào công nghệ cùng với khai thác tiềm năng thế mạnh về lao động còn chậm, nên dấu ấn của nền kinh tế tăng trưởng dựa vào các yếu tố chiều rộng khá rõ nét và chưa cho phép tạo ra gia tốc mới cho nền kinh tế. Nền kinh tế vẫn tồn tại tình trạng chí phí đầu tư cho tăng trưởng vẫn còn khá cao, lao động giá rẻ do trình độ thấp. Chưa tận dụng được những cơ hội do đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam và quá trình hội nhập của Việt Nam.
Những phát hiện mới của nghiên cứu
- Vận dụng cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong phân tích tăng trường kinh tế ở VKTTĐMT mà trong đó, đặc biệt đã tập trung vào phân tích cấu trúc và cách thức tạo ra tăng trưởng GDP. Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu tăng trưởng vùng chỉ tập trung vào biểu hiện của tăng trưởng GDP. Vì thế, có thể coi đây là sự đóng góp vào thực tiễn và lý luận.
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT được duy trì liên tục nhờ tận dụng tiềm năng thế mạnh của vùng và những thành quả của đổi mới; Cấu trúc kinh tế đã có thay đổi tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng sự thay đổi chưa nhiều về năng suất của nền kinh tế; Cách thức tạo ra tăng trưởng chưa có sự thay đổi phù hợp với xu thế phát triển chung và yêu cầu của nền kinh tế. Đây là đóng góp về thực tiễn.