7. NỘI DUNG
5.2.1 Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực thúc
được duy trì liên tục nhờ tận dụng tiềm năng thế mạnh của vùng và những thành quả của đổi mới; Cấu trúc kinh tế đã có thay đổi tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng sự thay đổi chưa nhiều về năng suất của nền kinh tế; Cách thức tạo ra tăng trưởng chưa có sự thay đổi phù hợp với xu thế phát triển chung và yêu cầu của nền kinh tế. Đây là đóng góp về thực tiễn.
5.2. Gợi ý chính sách
Phần này sẽ trình bày một số gợi ý chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu này. Nên các hàm ý chủ yếu sẽ tập trung vào phát huy vai trò của khu vực FDI với tăng trưởng kinh tế ở đây.
5.2.1 Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế
Thứ nhất, cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh VKTTĐMT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và không lấn át hay có tác động bổ sung tới các yếu tố nguồn lực khác để tạo ra tăng trưởng ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Do đó, đây không chỉ là nguồn cung cấp đầu tư bổ sung cho nền kinh tế mà quan trọng hơn FDI còn giúp cải thiện trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp ở đây. Đóng góp của khu vực FDI đối với tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐMT hơn thập kỷ qua là quá rõ ràng, và vì vậy, cần phải nỗ lực hơn nữa để thu hút thêm vốn FDI;
Thứ hai, đổi mới cách tiếp cận trong hoạch định và thực thi chính sách đầu tư nước ngoài trong những năm tới. Cần khẳng định khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế với những đóng góp của khu vực này. Đồng thời chú trọng thực hiện các cam kết về hội nhập, các hiệp định song và đa phương và những điều chỉnh luật lệ của Việt Nam cho phù hợp sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới thu hút FDI vào VKTTĐMT. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chính sách thu hút FDI của
các địa phương cần xác định mục tiêu trung và dài hạn gắm với các giải pháp kết hợp và kế tiếp nhau. Trong những năm tới không chỉ chú trọng thu hút về số lượng mà cần quan tâm chọn lọc các nhà đầu tư, các dự án đầu tư cụ thể để khi triển khai, các dự án mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đối với tăng trưởng và ô nhiễm môi trường;
Thứ ba, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là FDI. Tạo môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng; coi trọng tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân, xác định hợp lý chức năng và vai trò của kinh tế nhà nước; xây dựng đồng bộ các chính sách khai thác huy động và sử dụng nguồn lực đối với các khu vực kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công sẽ là một trong các giải pháp quan trọng làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng hơn. Cải cách hành chính phải được xác định là việc làm thường xuyên của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Một khi các chính sách thu hút vốn đầu tư tốt nhưng nhà đầu tư vẫn khó khăn trong vấn đề thủ tục để triển khai hoạt động đầu tư thì sẽ làm giảm đi mức độ hấp dẫn đầu tư. Vì vậy, trong những năm tới, cần thiết và nên tập trung vào một số mặt như giảm chi phí không chính thức, nâng cao hơn nữa tính năng động của Lãnh đạo tỉnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định, tạo ra môi trường kinh doanh công khai minh bạch hơn;
Thứ tư, cải thiện, mở rộng kết nối hạ tầng ở vùng : Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng chính là nguyên nhân làm gia tăng chi phí đầu tư vào các địa phương, muôn vậy để thu hút các nhà đầu tư đến với vùng thì việc trước tiên phải làm là phải xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, theo đó cần: (i) Tiếp tục duy trì và cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế đã có; (ii) Lồng ghép quy hoạch giao thông và logistics. VKTTĐMT cần đẩy mạnh lồng ghép quy hoạch giao thông
và logistics một cách đồng bộ theo các phương thức, các khu vực địa lý và theo chức năng của các cơ quan nhà nước. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng các phương thức vận tải không đảm bảo cả về cung, cầu và vận hành riêng rẽ do việc quy hoạch được lập riêng rẽ, phi tập trung và manh mún; (iii) Cải thiện chất lượng đường bộ và logistics. Tuyến đường kết nối với những nơi cần ưu tiên (Đà Nẵng và Quảng Ngãi) cần đẩy nhanh tiến độ, các tuyến hành lang đường bộ và các tuyến đường cao tốc cần được đầu tư nhiều hơn trong VKTTĐMT như nối từ Quảng Ngãi tới Quy Nhơn tỉnh Bình Định hay Đà Nẵng tới thành phố Huế; (iv) Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ giao thông đô thị. Trong quá trình thực hiện các dự án và hỗ trợ đầu tư, các cơ quan thẩm quyền cần phải xác định lại vai trò của chính quyền tỉnh và thành phố trong quản lý. Cụ thể là: Xác định đúng vai trò của chính quyền, tập trung vào hoàn thiện năng lực trong các lĩnh vực mà chỉ chính quyền mới quản lý được. Điều này bao gồm tăng cường năng lực và phối hợp trong quy hoạch đô thị, tăng đầu tư công, cải thiện dịch vụ xã hội, và tăng cường đầu tư vào hạ tầng nhằm hỗ trợ các kế hoạch phát triển đô thị. Phân công lại trách nhiệm gắn với quyền hạn và nguồn lực giữa chính quyền các cấp từ Trung ương tới tỉnh và thành phố để đảm bảo các vấn đề khi được giải quyết ở cấp vùng không ảnh hưởng đến lợi ích của địa phương;
Thứ năm, tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn vốn trong nước. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng nguồn vốn trong nước vẫn phát huy vai trò là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT. Trong điều kiện nguồn đầu tư công có hạn, chỉ nên tập trung đầu tư vào phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật một cách trọng điểm và các ngành then chốt thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế;
Thứ sáu, huy động được tối đa nguồn lực lao động, tập trung ưu tiên phát triển đào tạo nghề cho lao động và đầu tư nhiều hơn cho vốn con người.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tác động tích cực của lao động có kỹ năng, tay nghề trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng KTTĐMT. Do đó, các địa phương trong vùng cần qua tâm hơn nữa đến yếu tố lao động có kỹ năng để phát triển kinh tế nói chung và phục vụ cho các dự án FDI nói riêng. Việc đào tạo lao động ở những năm đầu cần tiếp tục khai thác các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đồng thời tập trung đào tạo lao động có trình độ phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu của các nhà đầu tư. Muốn vậy, cần tập trung đào tạo những kỹ năng, chuyên môn dựa trên nhu cầu thực tế của nền kinh tế thông qua các hình thức tự đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo dựa trên nhu cầu.