Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 91 - 96)

7. NỘI DUNG

4.1.1. Phân tích định tính

Từ kết quả nghiên cứu ở các phần 1.2.3 và 2.4.2.2 cho thấy, có nhiều nghiên cứu và cũng đưa ra nhiều kết quả khác nhau. Trong đó, có nhiều nghiên cứu khẳng định xu hướng tác động FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư là dương (+). Như vậy, có số lượng nghiên cứu không nhỏ đã chỉ ra tác động tích cực FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư. Đây là một trong các cơ sở để kiểm chứng giả thuyết của nghiên cứu. Phần này sẽ xem xét thống kê mô tả, phân tích mức đóng góp vào GDP của DN FDI, ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

Đóng góp từ GDP của FDI vào GDP

Bảng 4.1. Tỷ trọng GDP của FDI trong sản lượng nền kinh tế

2001 2005 2010 2012 2013 2014

GDP của khu vực FDI (tỷ đồng) theo giá 2010 1220 2571 6797 11958 14168 15364

Tỷ trọng GDP của FDI trong tổng GDP (%) 2.4 3.5 5.3 7.5 7.9 7.7

% Tăng trưởng GDP của FDI 9.8 26.2 30.6 46.7 18.5 8.4

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT)

Phần này sẽ xem xét tỷ lệ GDP của các DN FDI đóng góp vào sản lượng chung. GDP do các DN FDI tạo ra là phần giá trị gia tăng của họ tạo ra hàng năm. Đây là kết quả đầu tư vốn của các doanh nghiệp này và thể hiện sự

ảnh hưởng FDI tới tăng trưởng kinh tế. Nhưng vốn đầu tư là nhân tố quan trọng trong kết quả này nên có thể sử dụng để đánh giá.

Về quy mô, GDP của FDI ở VKTTĐMT tăng liên tục. Theo giá 2010, năm 2001 mức GDP này là hơn 1.200 tỷ và năm 2014 là hơn 15 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP của FDI không đều giữa các năm và trung bình là 21% năm.

Do quy mô tăng như vậy, nên tỷ trọng GDP của FDI trong GDP chung ở VKTTĐMT cũng tăng liên tục. Nếu như năm 2001 tỷ lệ này là 2.4% thì năm 2014 là 7.7%. Rõ ràng, đóng góp FDI vào tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT rất rõ và ngày càng lớn. Nhưng mức này vẫn thấp hơn nhiều so với cả nước, năm 2014 tỷ lệ đóng góp FDI trong GDP Việt Nam là 17.8%.

Bảng 4.2. Tỷ trọng GDP của FDI trong sản lượng chung của các tỉnh

2001 2005 2010 2012 2013 2014 TT Huế 1.8 5.4 7.2 8.1 8.1 8.5 Đà Nẵng 7.8 7.8 11.2 15.8 15.6 14.1 Quảng Nam 1.1 2.8 6.5 10.2 12.2 11.9 Quảng Ngãi 0.1 0.1 0.6 1.0 1.4 2.0 Bình Định 0.3 0.5 0.8 0.8 0.8 0.9

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT)

Tỷ lệ đóng góp vào GDP nền kinh tế từ FDI của các tỉnh VKTTĐMT rất khác nhau. Cao nhất là ở Đà Nẵng và thấp nhất là ở Bình Định. Nhưng xu thế chung vẫn cho thấy FDI đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng sản lượng của các nền kinh tế ở đây

Ý kiến đánh giá

Phần này trình bày ý kiến đánh giá của các chuyên gia được phỏng vấn sâu như đã trình bày kỹ ở phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn này cho thấy mức độ tập trung ý kiến đánh giá khá cao khi điểm trung bình

cho cả 4 câu hỏi đều trên 3,4 điểm (mode = 4) hay thiên về đồng ý - mức 4 và hoàn toàn đồng ý – mức 5. Với câu hỏi bổ sung vốn vật chất của nền kinh tế các địa phương, số ý kiến trả lời ở mức 4 và 5 là chiếm 63,7%. FDI tạo lực hút đầu tư với doanh nghiệp trong nước có mức 4 và 5 là 47% (mode = 3), bổ sung vốn đầu tư cho địa phương là 63% và gia tăng sản lượng của nền kinh tế là 54% (mode = 4).

Bảng 4.3. Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới tăng trưởng

1 2 3 4

VKTTĐMT 3.84 3.43 3.73 3.46

Thừa Thiên Huế 3.75 3.63 3.75 3.50

Đà Nẵng 3.94 3.63 3.94 3.75

Quảng Nam 4.00 3.19 3.88 3.63

Quảng Ngãi 3.81 3.31 3.69 3.25

Bình Định 3.69 3.38 3.38 3.19

(Nguồn: Xử lý từ số liệu kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà nước ở các tỉnh ) Trong đó:

1: Bổ sung cơ sở vật chất của nền kinh tế

2: Tạo lực hút đầu tư với doanh nghiệp trong nước 3: Bổ sung nguồn vốn đầu tư cho địa phương 4: Gia tăng sản lượng của nền kinh tế

Trong các tỉnh ở VKTTĐMT, ở Đà Nẵng có mức đánh giá cao nhất, tiếp đó là Quảng Nam, Quảng Ngãi và thấp nhất là Bình Định. Số ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý với việc FDI bổ sung cơ sở vật chất của nền kinh tế cao nhất ở Quảng Nam, tạo lực hút đầu tư với doanh nghiệp trong nước cao nhất ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho địa phương cao nhất và gia tăng sản lượng của nền kinh tế cao nhất ở Đà Nẵng.

Với kết quả này cũng hàm ý rằng FDI có tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng nguồn đầu tư ở VKTTĐMT

Các thống kê mô tả 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 0,14 0,16 -0,2 0 gFDI0,2 0,4 0,6 gG D P

Hình 4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế ở

VKTTĐMT

Hình 4.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn trong nước và tăng trưởng

kinh tế ở VKTTĐMT

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT)

Các mối quan hệ tương quan qua thống kê mô tả này chỉ là những mối quan hệ giữa hai biến với nhau không có các nhân tố khác.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế thể hiện trên hình 4.1. Đường xu hướng dốc lên hàm ý rằng tăng trưởng FDI vào VKTTĐMT càng cao thì tăng trưởng kinh tế càng cao. Hay FDI tác động tích cực tới tăng trưởng thông qua đầu tư. Kết quả này cũng giống với các kết quả đã xét ở các mục trên.

Vốn luôn là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, ở VKTTĐMT nguồn đầu tư trong nước là nguồn chủ yếu như các địa phương khác của Việt Nam. Mối quan hệ giữa tăng trưởng đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế là dương (+) và được thể hiện qua đường xu hướng trên hình 4.2.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng lao động và tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên hình 4.3. Đường xu hướng dốc lên cho thấy mối quan hệ thuận chiều và hàm ý rằng tăng trưởng lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hình 4.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng lao động và tăng trưởng kinh

tế ở VKTTĐMT

Hình 4.4. Mối quan hệ giữa thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động và tăng trưởng

kinh tế ở VKTTĐMT

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT)

Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã khẳng định tầm quan trọng của vốn con người với tăng trưởng kinh tế. Vốn con người là trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức mà người ta tích lũy được từ học tập, lao động và trải nghiệm trong cuộc sống. Có nhiều cách để thể hiện trình độ chuyên môn như như số năm đi học trung bình của lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ biết chữ. Ở đây, sẽ sử dụng thay đổi tdcmnv – Tăng trưởng lao động qua đào tạo được tính bằng sự thay đổi của tỷ lệ lao động năm sau so với năm trước của các tỉnh. Mối quan hệ giữa yếu tố này và tăng trưởng kinh tế thể hiện ở hình 4.4. Đây là mối quan hệ thuận chiều, nghĩa là yếu tố trình độ chuyên môn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, qua việc phân tích tác động của FDI thông qua quan hệ tương quan đơn cho thấy mối quan hệ giữa từng yếu tố với tăng trưởng. Nhưng cũng

cần phải xem xét tác động của các yếu tố này tới tăng trưởng trong mối quan hệ chung. Vì vậy, cần xem xét qua phân tích định lượng dưới đây.

Tóm lại, các phân tích trên đều khẳng định mối quan hệ dương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng cho thấy các yếu tố khác như tăng trưởng vốn đầu tư trong nước, lao động và vốn con người cũng tác động dương tới TTKT ở VKTTĐMT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)