Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 71 - 74)

7. NỘI DUNG

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu của đề tài được hình thành từ Niên giám thống kê, được ban hành và công bố hàng năm của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Các ấn phẩm của các cơ quan này được xuất bản và hiện có trong thư viện Trường Đại học Kinh tế. Trong một số trường hợp khi Niên giám thống kê không có số liệu, NCS đã liên hệ và trực tiếp xin số liệu của Cục Thống kê các tỉnh, ví dụ: số liệu tổng đầu tư FDI ở các tỉnh tính bằng Việt Nam đồng. Do vậy, các số liệu này có tính pháp lý và độ tin cậy cao.

Số liệu về GDP và các ngành, NCS tổng hợp từ mục Tài khoản quốc gia của các Niên giám thống kê các tỉnh.

Số liệu về vốn đầu tư FDI được tổng hợp từ các mục Đầu tư và Xây dựng, đây là vốn đầu tư thực hiện không phải vốn đăng ký.

Số liệu về doanh nghiệp FDI ở phần doanh nghiệp. Số liệu về lao động ở trong phần dân số và lao động.

Số liệu sẽ được giải thích cụ thể ở các phần nghiên cứu ở dưới để dễ theo dõi.

Các chỉ tiêu thống kê của các địa phương VKTTĐMT sẽ được tổng hợp lại từ các chỉ tiêu cùng loại của các tỉnh và thống nhất chung mức giá mà các cơ quan thống kê đã thực hiện. Ở nghiên cứu này, khi sử dụng giá so sánh hay giá cố định sẽ là giá 1994. Việc sử dụng này vì các lý do: Không làm thay đổi xu thế biến động của các chỉ tiêu cần phân tích; Trong Niên giám thống kê của các tỉnh đã sử dụng giá 2010 để tính toán theo hướng dẫn từ 2012 nhưng thực ra 2014 mới thực hiện. Khi đó, họ chỉ tính lại cho các năm trước mà phần lớn cho các năm từ 2006 về sau; Trong khi, nghiên cứu này sử dụng số liệu từ 2000, và trong Niên giám thống kê vẫn sử dụng giá 1994 tính cho tới 2013. Do vậy, khi tính thêm số liệu 2014 việc tính chuyển sẽ thuận lợi hơn.

Khoảng thời gian của số liệu từ năm 2000 tới năm 2014. Đây là khoảng thời gian mang tính ngắn hạn. Khoảng thời gian ngắn hạn hay dài hạn là khái niệm khá tương đối. Trong Kinh tế học vĩ mô, việc phân chia này gắn với sự thay đổi của giá cả. Ngắn hạn gắn với giá cả “không đổi” và dài hạn gắn với giá cả “thay đổi”. Ngay các nghiên cứu về mối quan hệ này trong khoảng thời gian của số liệu như nghiên cứu này cũng gọi là ngắn hạn.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ phân kỳ thời gian thành 3 giai đoạn 2000-2005; 2006-2010 và 2011-2014. Lý do phân chia ở đây theo chu kỳ kinh tế, vì giai đoạn 2000-2005 nền kinh tế Việt Nam và ở VKTTDMT ổn định nhất, từ 2006-2010 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và 2011-2014 giai đoạn phục hồi kinh tế.

Ngoài ra NCS còn tham khảo thêm một số tài liệu khác như:

+ Số liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam 2012 và 2014, ở đây sẽ tách riêng doanh nghiệp ở VKTTĐMT. Dựa trên bộ số liệu này nghiên cứu sẽ có những thông tin về vốn lao động và tình hình kinh doanh của các DN FDI.

+ Số liệu về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được khai thác từ Website http://www.pcivietnam.org.

+ Thông tin về DNFDI trong tài liệu “Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam năm 2011: tìm hiểu tác động của FDI trong phát triển công nghiệp”

Chương 3

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chương này giới thiệu khái quát tình hình FDI và tình hình tăng trưởng cũng như cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số các chính sách thu hút và sử dụng FDI cho hiệu quả ở chương 5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)