7. NỘI DUNG
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để có thêm thông tin phục vụ cho nghiên cứu của mình, NCS đã thực hiện thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan tới đề tài ở các địa phương ở VKTTĐMT. Việc phỏng vấn sâu sẽ được tiến hành theo các nội dung sau:
Mục đích khảo sát: Thu nhập thông tin đánh giá những đối tượng có
liên quan đến hoạt động thu hút FDI của địa phương ở VKTTĐMT về ảnh hưởng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở đây tới tăng trưởng kinh tế.
Tổng thể đối tượng khảo sát: Lãnh đạo UBND, HĐND, các Sở Kế hoạch – Đầu tư; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm hay ban ngành chuyên trách xúc tiến, hỗ trợ đầu tư; các ban quản lí KCN, KKT và khu công nghệ cao của năm tỉnh, thành ở VKTTĐMT. Những cán bộ này đang thực hiện công việc có liên quan đến quản lý và làm việc với các doanh nghiệp FDI.
Mẫu khảo sát: Quy mô mẫu ước tính khoảng 85 người, so với số câu
hỏi thì tỷ lệ này 85/25 hay 3.4 lần. Tỷ lệ này lớn hơn mức 2.5 lần so với số câu hỏi. Mức này có thể bảo đảm cho mẫu có tính đại diện.
Bảng hỏi điều tra: Bảng này được thiết kế nhằm đáp ứng mục tiêu làm rõ giả thuyết về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua những ảnh hưởng gián tiếp. Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần: Phần thông tin chung và phần câu hỏi khảo sát. Phần câu hỏi khảo sát được chia thành 6 phần có liên quan tới tác động từ vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm, môi trường kinh doanh, thương mại, hội nhập, cơ sở hạ tầng và giảm nghèo. Câu hỏi được thiết kế theo dạng một nhận định để hỏi về mức độ đồng ý của người được phỏng vấn. Mức đồng ý được phân theo thang đo liên kết với 5 mức từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Tổ chức điều tra: Điều tra được tổ chức từ tháng 04/2015 đến tháng 12/2015. NCS trực tiếp tiếp cận người được phỏng vấn hoặc tiếp cận những người được phỏng vấn tiềm năng có thể làm cầu nối để liên lạc với những người khác. Các phiếu điều tra được phát trực tiếp để gửi đến các người được phỏng vấn thuộc tổng thể. Khi thu thập, trong điều kiện cho phép và với sự đồng ý của người được phỏng vấn, người thu thập xác nhận các nội dung còn thiếu hay chưa rõ trong phần trả lời của người được phỏng vấn. Các công đoạn tổ chức như sau:
Các công đoạn thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn: Thời gian thực hiện tháng 5/4/2015 đến 28/4/2015, bao gồm: Ra quyết định phỏng vấn; Xây dựng phương án phỏng vấn; Lập và rà soát các đơn vị phỏng vấn; Chọn mẫu phỏng vấn; In phương án và phiếu phỏng vấn;
Bước 2: Triển khai phỏng vấn: Thời gian thực hiện tháng 7 đến tháng 11 năm 2015, bao gồm:
Liên lạc và chuẩn bị thực hiện phỏng vấn;
Triển khai thu thập thông tin tại các đơn vị phỏng vấn.
Bước 3: Nhập và tổng hợp số liệu: Thời gian thực hiện tháng 12/2015, bao gồm:
Nhập các số liệu đã được thu thập; Kiểm tra các số liệu đã được nhập.
Mô tả mẫu điều tra: Có 85/85 phiếu được thu hồi, trong đó có 80 phiếu hợp lệ. Các phiếu không hợp lệ là phiếu các câu trả lời có biểu hiện không đáng tin cậy (đánh tất cả một mức cho rất nhiều câu hỏi liền kề nhau). Trong một số phiếu hợp lệ, vẫn có hiện tượng dữ liệu thiếu. Một số thống kê miêu tả như sau:
Bảng 2.3. Thống kê mẫu phát ra theo địa phương
STT Tỉnh/ thành phố Tổng số khảo sát Số hợp lệ Số mẫu Tỷ trọng(%) Số mẫu Tỷ trọng(%)
1 Thừa Thiên Huế 17 20 16 20.00
2 Đà Nẵng 17 20 16 20.00
3 Quảng Nam 17 20 16 20.00
4 Quảng Ngãi 17 20 15 18.75
5 Bình Định 17 20 17 21.25
Bảng 2.4. Thống kê mẫu theo đơn vị công tác thuộc bộ máy quản lý nhà nước liên quan tới FDI
STT Đơn vị công tác Tổng số khảo sát Số hợp lệ Số mẫu Tỷ trọng(%) Số mẫu Tỷ trọng(%) 1 UBND và VP UBND 12 14.1 11 13.75 2 HĐND 7 8.2 7 8.75 3 Sở KH-ĐT 16 18.8 15 18.75 4 Trung tâm/Ban XTĐT 13 15.3 12 15 5 Ban quản lý các KCN, KKT, KCNC 13 15.3 12 15 6 Sở Công Thương 14 16.5 13 16.25 7 Sở LĐTBXH 10 11.8 10 12.5 Tổng 85 100 80 100 Bảng hỏi phỏng vấn ở phụ lục 1