Tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 76 - 78)

7. NỘI DUNG

3.1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI

Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp FDI tại các tỉnh VKTTĐMT

(ĐVT: DN) Địa phương 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ThừaThiên Huế 13 15 21 22 21 24 25 25 33 Đà Nẵng 38 41 46 67 68 102 115 135 171 Quảng Nam 17 29 35 37 40 48 50 53 64 Quảng Ngãi 1 1 1 3 4 8 7 7 15 Bình Định 10 11 14 17 15 15 16 16 20 Tổng 79 97 117 146 148 197 213 236 303

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT)

Số lượng và quy mô DN FDI ở VKTTĐMT nhìn chung còn ít và tăng chậm, hơn nữa, số lượng DN FDI ở các tỉnh có sự khác biệt đáng kể, Nếu năm 2006 toàn vùng có 79 doanh nghiệp thì năm 2014 có 303 doanh nghiệp. Trong đó, Quảng Ngãi là địa phương có số doanh nghiệp ít nhất nếu năm 2006 chỉ mới có 1 doanh nghiệp thì năm 2014 mới chỉ có 15 doanh nghiệp, trong khi đó, các địa phương lân cận như Quảng Nam đã là 64 doanh nghiệp năm 2014 và Bình Định là 20 doanh nghiệp. Đà Nẵng vẫn là địa phương di đầu trong việc thu hút số doanh nghiệp, năm 2006 chỉ 38 doanh nghiệp thì năm 2014 lên đến 171 doanh nghiệp.

Bảng 3.4. Quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI ở VKTTĐMT năm 2014

(ĐVT: lao động)

Địa phương Tổng số DN dưới 10 Từ 50-200 từ 201 trở lên

Thừa Thiên Huế 33 14 6 13

Đà Nẵng 171 111 31 29

Quảng Nam 64 29 15 20

Quảng Ngãi 15 12 0 3

Bình Định 20 7 8 5

(Nguồn: Doanh nghiệp có vốn FDI từ 2006-2011, NXB Thống kê năm 2014)

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2014 của Tổng cục thống kê, quy mô lao động của các DN FDI phần lớn là nhỏ. Số lượng DN thuê dưới 50 lao động vẫn chiếm 173/303, từ 50-200 lao động là 60/303, và trên 200 là 70/303 doanh nghiệp.

Do số liệu thống kê các tỉnh, thành ở VKTTĐMT chỉ thống kê chỉ tiêu doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động kể từ năm 2010, nên phần này sẽ xem xét thay đổi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này thông qua diễn biến của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI và thể hiện trên bảng 3.5.

Bảng 3.5. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các tỉnh VKTTĐMT

(ĐVT: tỷ đồng)

Địa phương 2010 2011 2012 2013 2014

Thừa Thiên Huế 5.020 7.546 9.864 12.126 14.389

Đà Nẵng 7.886 11.597 13.711 15.265 16.333

Quảng Nam 4.042 5.245 7.062 9.357 9.290

Quảng Ngãi 651 1.553 4.131 4.131 5.389

Bình Định 874 1.192 1.417 1.700 2.674

Tổng 18.473 27.133 36.185 42.579 48.075

Bảng 3.5 cho thấy doanh thu thuần của các DN FDI tăng đều qua các năm. Tính từ năm 2010 là hơn 18 ngàn tỷ đồng thì năm 2013 là hơn 42,5 ngàn tỷ đồng, đến năm 2014 là hơn 48 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với 2010. Trong các địa phương, doanh thu lớn nhất vẫn thuộc về thành phố Đà Nẵng 16 ngàn tỷ đồng và tỉnh Thừa Thiên Huế 14 ngàn tỷ đồng, thấp nhất vẫn là Bình Định chỉ 2,6 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số các địa phương thì tốc độ tăng doanh thu thuần sản xuất thuộc về Quảng Ngãi, do trong giai đoạn này, tỉnh có khu Kinh tế Dung Quốc đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)