7. NỘI DUNG
4.2.2.4. Bàn luận về tác động từ vốn FDI lên môi trường kinh
tầng, thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT
Những phân tích trên đây cho thấy:
Thứ nhất, trong những năm qua, các DNFDI hoạt động ở VKTTĐMT đã tạo ra những tác động lên môi trường kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn theo thời gian. Sự cải thiện này diễn ra ở tất cả các tỉnh, thành phố ở VKTTĐMT nhưngở mức độ rất khác nhau. Đà Nẵng có mức độ cải thiện tốt nhất không chỉ so với các tỉnh ở VKTTĐMT và so với các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Các tỉnh còn lại, tuy có cải thiện nhưng chưa đạt như sự kỳ vọng của doanh nghiệp nói chung và DNFDI nói riêng. Điều này cho thấy, việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn rất cần thiết, không chỉ để thu hút và tạo điều kiện cho DN FDI mà cả cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Trong điều kiện hiện nay, các tỉnh, thành phố ở VKTTĐMT nên tập trung vào một số tiêu chí như: Giảm chi phí gia nhập thị trường thấp và làm cho môi trường kinh doanh công khai minh bạch hơn, nâng cao hơn nữa tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng của các tỉnh trong vùng đã có sự cải thiện đáng kể. Trong đó, đặc biệt là hạ tầng thông tin, truyền thông, hạ tầng giao thông.
Cũng giống như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng nhìn chung được cải thiện nhưng giữa các tỉnh có mức độ khác nhau. Những tỉnh như Bình Định, Thừa Thiên Huế có sự cải thiện kém hơn. Dường như có mối liên hệ giữa mức cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và lượng FDI thu hút được ở vùng