Đóng góp của yếu tố công nghệ vào tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 87 - 91)

7. NỘI DUNG

3.2.3.3. Đóng góp của yếu tố công nghệ vào tăng trưởng kinh tế

Sử dụng mô hình Solow (1956) để đo lường đóng góp của các yếu tố lao động, vốn và trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, thể chế và các yếu tố ngẫu nhiên khác trong tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT giai đoạn 2000 – 2014 và áp dụng phương pháp hoạch toán tăng trưởng kinh tế với tỷ phần đóng góp của vốn α = 0.34 và tỷ phần đóng góp của lao động β = 0.66 như Trung tâm năng suất Việt Nam thuộc Bộ Khoa học Công nghệ đề xuất (Trung tâm NSVN (2015)).

Bảng 3.10. Đóng góp của TFP và các yếu tố sản xuất khác vào tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT giai đoạn 2000-2014

Địa phương

Mức đóng góp tuyệt đối Tỷ trọng đóng góp vào

tăng trưởng kinh tế

Vốn TFP Vốn TFP

Thừa Thiên Huế 2,2 6,3 2,7 19,6 56,5 23,9

Đà Nẵng 2,4 7,2 2,2 20,7 60,9 18,4

Quảng Nam 1,1 5,7 4,9 9,7 48,8 41,4

Quảng Ngãi 0,7 7,8 5,6 4,7 55,5 39,8

Bình Định 1,8 5,3 2,3 19,3 55,8 24,9

VKTTĐMT 1,5 6,3 5,58 11,2 48,3 40,5

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐMT)

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, yếu tố công nghệ đóng góp khá cao vào tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT. Đóng góp 5,58% trong tăng trưởng và

chiếm hơn 40%. Trong các địa phương ở đây, thành phố Đà Nẵng có mức đóng góp công nghệ thấp nhất, bởi Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển. Trong khi đó, Quảng Nam và Quảng Ngãi có mức đóng góp của công nghệ cao nhất.

Từ phân tích trên có thể rút ra một số kết luận sau:

Về tình hình đầu tư FDI vào VKTTĐMT

Thứ nhất, các địa phương ở VKTTĐMT đã không thu hút được nhiều FDI cho phát triển kinh tế. Quy mô FDI vào VKTTĐMT tuy có xu hướng tăng nhưng còn khá khiêm tốn, tỷ trọng của nguồn này chỉ khoảng 10% tổng đầu tư chung của địa phương;

Thứ hai, vốn FDI vào VKTTĐMT không nhiều nhưng phân bổ chủ yếu tập trung vào những nơi có điều kiện hạ tầng kinh tế xã hội tốt cũng như có môi trường kinh doanh thuận lợi;

Thứ ba, quy mô của các doanh nghiệp FDI không lớn, có xu hướng tập trung tận dụng lợi thế lao động và tài nguyên của khu vực;

Thứ tư, dù các địa phương đã nhận thức tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với tăng trưởng kinh tế, đã có nhiều chính sách, biện pháp để thu hút FDI nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém so với nhiều địa phương khác ở Việt Nam. Môi trường kinh doanh ở VKTTĐMT là khâu yếu, đồng thời cũng là trở ngại cần phải tháo gỡ để có thể thu hút FDI vào đây.

Về tăng trưởng kinh tế

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 15 năm qua của nền kinh tế khu vực, các tỉnh đều khá cao và khá ổn định; động lực chính tạo ra tăng trưởng là những ngành, vùng đang CNH nhanh và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang xuất hiện những dấu hiệu chậm lại nên đòi hỏi các tỉnh ở VKTTĐMT cần phải có những thay đổi cách thức tăng trưởng kinh tế nhằm tạo ra cú hích mới cho nền kinh tế;

Thứ hai, cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi lớn theo chiều hướng tích cực, có chất lượng; Ngành công nghiệp và dịch vụ đang đóng góp ngày càng cao vào sản lượng, mức tăng trưởng kinh tế, đồng thời đang tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như phát huy vai trò tiềm năng lao động. Tuy nhiên, những

thay đổi trong cơ cấu kinh tế vẫn chưa tạo ra sự thay đổi về năng suất lao động của nền kinh tế;

Thứ ba, nền kinh tế ở VKTTĐMT đã huy động và sử dụng khá tốt các nguồn lực, từng bước cải cách thể chế môi trường đầu tư, kích thích doanh nghiệp cải thiện kỹ thuật công nghệ sản xuất và phát huy vai trò tiềm năng lao động cho phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tồn tại tình trạng chi phí đầu tư cho tăng trưởng vẫn còn khá cao, lao động giá rẻ do trình độ thấp. Chưa tận dụng được những cơ hội do đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam và quá trình hội nhập của Việt Nam.

Chương 4

TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

4.1. Tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua đầu tư ở VKTTĐMT

Phần này, trình bày kết quả phân tích tác động FDI thông qua phương pháp phân tích định tính và định lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)