Phương pháp phân tích thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 60 - 61)

7. NỘI DUNG

2.4.2.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp này được sử dụng để xem xét (i) xu hướng tăng trưởng kinh tế; (ii) CDCCKT; (iii) các yếu tố sản xuất tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tiếp sau đó, phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá tác động tràn của FDI tới tăng trưởng kinh tế.

Trước tiên, phân tích thống kê được sử dụng phân tích tỷ lệ tăng trưởng GDP, xu thế thay đổi tăng trưởng của chỉ tiêu này. Việc phân tích tăng trưởng chung sẽ được kết hợp với phân tích tình hình tăng trưởng của các địa phương cũng như các ngành kinh tế để thấy rõ vai trò của các thành tố này trong quá trình tạo ra tăng trưởng kinh tế.

Tiếp theo, phương pháp này tập trung phân tích sự thay đổi của CCKTN, vùng và thành phần kinh tế ở VKTTĐMT. Tình hình CDCCKT sẽ được xem xét cùng với sự thay đổi của cơ cấu lao động nhằm có được những đánh giá chính xác về chất lượng CDCC. Ở đây, ngoài việc so sánh sự thay đổi của tỷ trọng, các bộ phận trong cơ cấu kinh tế, nghiên cứu còn áp dụng phương pháp xác định góc CDCC do các chuyên gia ngân hàng thế giới đã sử dụng.

Để đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực, nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp tính hệ số ICOR, năng suất lao động như trong nghiên cứu kinh tế phát triển truyền thống. Để đánh giá vai trò của các yếu tố sản xuất với tăng trưởng, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp hoạch toán thu nhập quốc dân với tỷ phần đóng góp của vốn α = 0.34 và tỷ phần đóng góp của lao động β = 0.66 như Trung tâm năng suất Việt Nam thuộc Bộ Khoa học Công nghệ đề xuất (Trung tâm NSVN (2015).

Phương pháp phân tích thống kê sẽ được tiến hành để xem xét mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ đó, có thể đánh giá bước đầu về chiều hướng tác động của chúng. Phương pháp này cũng được áp dụng để phân tích tác động của FDI tới việc làm và kỹ năng lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ở đây, luận án sẽ áp dụng phương pháp phân tích sự khác biệt về các tiêu chí này. Sự khác biệt này đặt trong mối liên kết sản xuất và áp lực cạnh tranh giữa DN FDI và DNTN đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa hay tác động gián tiếp tới việc làm, kỹ năng lao động cũng như hiệu quả sản xuất. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)