Mô hình kinh tế lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 61 - 68)

7. NỘI DUNG

2.4.2.2 Mô hình kinh tế lượng

a) Mô hình tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư

Mô hình kinh tế

Từ cơ sở lý luận và tổng quan các tài liệu liên quan tới tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư, có thể xác định mô hình kinh tế phục vụ cho nghiên cứu này.

Để phục vụ cho nghiên cứu cần thiết phải có các giả định để xác định mô hình kinh tế. Đó là:

- Các thể chế của Việt Nam và các chính sách của các tỉnh VKTTĐMT đã tiếp tục tạo ra và hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi để dịch chuyển ra, vào quốc gia của vốn đầu tư, lao động, công nghệ và hàng hóa dịch vụ.

- Các quốc gia đầu tư FDI và Việt Nam cũng như các tỉnh VKTTĐMT đều đầu tư vào khoa học công nghệ để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế.

- Nền kinh tế Việt Nam cũng như các tỉnh VKTTĐMT vẫn tiếp tục có nhu cầu đầu tư khá cao như các nước đang phát triển trong thời quá trình CNH, nhưng nguồn đầu tư trong nước chưa thể đáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước.

- Các quốc gia đầu tư FDI vào nơi tiếp nhập, các tỉnh VKTTĐMT và Việt Nam có ưu thế vượt trội với cả vốn sản xuất và vốn nhân lực, trình độ công nghệ, nên có khả năng đổi mới cao hơn. Vì vậy, sản xuất ở mức sản lượng cao hơn dưới cùng một điều kiện đầu vào so với nền kinh tế tiếp nhận FDI. Nền kinh tế các tỉnh VKTTĐMT có thể nâng cao trình độ công nghệ và giải quyết tình trạng thiếu nguồn đầu tư bằng cách tiếp nhận nguồn vốn FDI.

- Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế như tân cổ điển hay nội sinh đã nghiên cứu ở trên là cơ sở khi vận dụng gắn với các giả định ở trên sẽ cho thấy mô hình kinh tế cơ bản cho phân tích tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư. Thể hiện qua hàm sản xuất Cobb- douglas:

Y = F(A.KID,KFDI,H, L) (2.1)

Trong đó, Y là sản lượng hay tổng sản phẩm trong nước, A là công nghệ, KID đầu tư trong nước, KFDI đầu tư trực tiếp nước ngoài, H là vốn con người và L là lao động. Theo hàm này, sản lượng hay tổng sản phẩm trong nước – Y phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố đầu vào. Điều này cũng có nghĩa sản phẩm biên của các yếu tố này đều dương hay

0    ID K Y , 0   FDI K Y , 0   H Y , 0   L Y (2.2) Mô hình thực nghiệm

Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu ở trên đây cho thấy, các nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích từ hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng khá phổ biến. Chẳng hạn như Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006), Wei K(2008), Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Nafeesa Tabassum và Samiul Parvez Ahmed (2014). Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình triển khai từ hàm sản xuất mở rộng để phân tích tác động từ vốn FDI tới TTKT ở VKTTĐMT qua kênh đầu tư. Sự lựa chọn này được đưa ra là vì: (i) Mô hình này đã được áp dụng cho tác động từ FDI ở nhiều nơi có tính chất vùng như trường hợp này; (ii) Mô hình này cho phép xem xét tác động từ vốn FDI, một nhân tố đầu tư cùng với các nhân tố khác; (iii) Số liệu thu thập cho các nghiên cứu có thể theo tỉnh hay từ các quốc gia; (iv) Có thể so sánh với kết quả các nghiên cứu trước.

Mô hình phân tích có dạng :

gYit = β0 + β1gYit-1 + β2gXit + eit (2.3) Trong đó ;

β0 ; β1 ;β2 : hệ số góc

eit : các yếu tố ngẫu nhiên khác

i: tỉnh thứ i gồm 5 tỉnh ở VKTTĐMT t: thời gian trong khoảng từ 2000-2014. gYit: tỷ lệ tăng trưởng GDP của tỉnh i năm t. GDP được tính theo giá cố định năm 1994.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP được tính bằng cách so sánh quy mô GDP năm sau so với năm trước và tính bằng phần trăm (%). Nhiều nghiên cứu về tác động từ FDI tới tăng trưởng qua kênh đầu tư đã sử dụng tỷ lệ tăng GDP làm

dẫn xuất cho TTKT như Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006), Wei K ( 2008), Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010).

Xit: tập hợp các biến trong hàm sản xuất Cobb-douglas mở rộng như: lao động, vốn con người, đầu tư trong nước, FDI. Các nghiên cứu sau đây đã sử dụng các yếu tố này như Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006), Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Sauwaluck Koojaroenprasit (2012); Nafeesa Tabassum và Samiul Parvez Ahmed (2014).

Lao động tính bằng số người và tỷ lệ tăng lao động của các tỉnh bằng cách so sánh quy mô lao động của năm sau so với năm trước và tính theo đơn vị phần trăm (%).

Đầu tư trong nước là tổng đầu tư phát triển trong nước tính theo giá cố định 1994. Tỷ lệ tăng đầu tư trong nước của các tỉnh VKTTĐMT được tính bằng cách so sánh quy mô đầu tư của năm sau với năm trước và tính theo đơn vị phần trăm (%).

FDI: tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại thời điểm năm đó ở tỉnh tính theo giá cố định 1994. Tỷ lệ tăng FDI của các tỉnh VKTTĐMT được tính bằng cách so sánh quy mô FDI của năm sau so với năm trước và tính theo đơn vị phần trăm (%).

Bảng 2.1. Các biến trong mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu

STT Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm Kỳ vọng dấu

1 Vốn đầu tư trong nước +

2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài +

3 Vốn con người +

4 Lao động +

5 Tăng trưởng năm trước +

Vốn con người ở đây được xác định bằng tỷ lệ % lao động qua đào tạo mỗi năm của các tỉnh ở VKTTĐMT. Tăng trưởng lao động qua đào tạo được tính bằng sự thay đổi của tỷ lệ lao động năm sau so với năm trước của các tỉnh VKTTĐMT.

Từ những nội dung trên, căn cứ vào lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm tác động từ vốn FDI đến TTKT thông qua kênh đầu tư, luận án giúp xác định kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ước lượng và được thể hiện ở bảng 2.1.

b) Mô hình tác động tràn từ FDI tới tăng trưởng kinh tế

Tác động tràn từ FDI tới tăng trưởng kinh tế theo các nghiên cứu được thực hiện khá nhiều. Do việc phân tích tác động tràn được thực hiện chủ yếu qua phân tích thống kê nên luận án chỉ tập trung vào mô hình phân tích tác động tràn từ FDI tới giảm nghèo.

Mô hình kinh tế

Nghèo đói là hiện tượng xã hội gắn liền với tình trạng kinh tế kém phát triển ở các nước đang phát triển. Vì thế, giảm nghèo luôn là mục tiêu của những nước này trong quá trình TTKT.

Hình 2.2. Mô hình kinh tế về tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo

(Nguồn: của tác giả)

FDI Tăng thu

nhập và mức sống của người nghèo Tăng trưởng sản lượng DN trong nước Tăng xuất khẩu Tăng cơ sở hạ tầng Chuyển dịch lao động Tăng việc làm Giảm nghèo

Các giả định của mô hình

(i) Quy mô dân số và lao động được duy trì theo quá trình vận động không có sự biến động cơ học quá lớn ở VKTTĐMT;

(ii) Điều kiện tự nhiên, môi trường bình thường không có cú sốc quá lớn; (iii) Hệ thống cung cấp dịch vụ an sinh xã hội, y tế giáo dục được cải

thiện dần theo quá trình tăng trưởng kinh tế;

(iv) Chính quyền các địa phương có tham vấn chính sách giảm nghèo với các doanh nghiệp đặc biệt là DN FDI.

Các nghiên cứu lý thuyết kinh tế phát triển và phần tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra tác động của đầu tư nói chung và tác động của FDI nói riêng đến giảm nghèo. Theo đó, tác động từ FDI tới giảm nghèo có thể thông qua thúc đẩy TTKT, tăng thu nhập cho người nghèo hay giảm nghèo. Một hướng nghiên cứu khác bàn về tác động giảm nghèo từ FDI đó là: thông qua tạo việc làm, tăng tích lũy vốn con người cho người nghèo, từ đó cải thiện thu nhập và mức sống cho họ. Điều này được thể hiện qua, mô hình kinh tế ở hình 2.2.

Mô hình thực nghiệm

Phần tổng quan nghiên cứu đã giới thiệu một số các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và nước ngoài về ảnh hưởng từ FDI tới giảm nghèo. Trong đó, phương pháp của các nghiên cứu: Ahmad Walid Afzali (2010), Karim, Noor Al-Huda Abdul; Ahmad, Shabbir (2009) là những gợi ý cho NCS trong việc lựa chọn mô hình phân tích. Sự lựa chọn này được đưa ra là vì: (i) Mô hình mà các nghiên cứu này sử dụng để phân tích tác động từ FDI tới giảm nghèo ở các quốc gia, các bang trong một quốc gia hay có phạm vi vùng như trường hợp này; (ii) Cách khai thác dữ liệu của các nghiên cứu này theo tỉnh trong vùng hay từ các quốc gia trong vùng cũng có thể vận dụng được; (iii) Có thể so sánh với kết quả các nghiên cứu trước [20].

Trên cơ sở các phương pháp phân tích này, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình sau để phân tích.

lntylengheoit = β0 + β1lnfdisogdpit-1 + β2lndominveit + β3lnttpergdpit + β4lncmnvit

+ β5lntylettdspit +εit (2.4) Trong đó:

lntylengheo: biến đại diện cho nghèo đói – Ln của tỷ lệ nghèo. Số liệu tỷ lệ nghèo của các tỉnh theo Niên giám thống kê và có đơn vị tính là %.

lnfdisogdpln: biến đại diện cho đầu tư trực tiếp nước ngoài – được tính bằng logarit của tỷ lệ FDI/GDP của tỉnh i năm t, tính theo phần %, cả hai số liệu FDI và GDP đều tính theo giá 1994.

lngdominveit :biến đại diện cho đầu tư trong nước, được tính bằng logarit của tỷ lệ tăng vốn đầu tư phát triển trong nước của tỉnh i năm t, tính theo phần %, số liệu tổng đầu tư trong nước tính theo giá 1994.

lnttpergdpit: đại diện cho tăng trưởng thu nhập đầu người, được tính bằng logarit của tỷ lệ tăng GDP/người. GDP tính theo giá cố định 1994.

lncmnv: biến đại diện cho vốn con người, được tính bằng logarit của tỷ lệ lao động có chuyên môn nghiệp vụ và tính bằng %.

lntylettdsp: biến đại diện cho tỷ lệ tăng dân số và được tính bằng logarit của tỷ lệ tăng trưởng dân số, tính bằng %.

β0; β1; β2; β3; β4; β5: các hệ số góc εit là các yếu tố ngẫu nhiên khác.

Từ nội dung trên, căn cứ vào lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm tác động từ vốn FDI đến giảm nghèo, giúp xác định kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ước lượng và được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các biến trong mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu

STT Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm Kỳ vọng dấu

1 FDI -

1 Vốn đầu tư trong nước -

2 Tăng trưởng GDP/người -

3 Vốn con người -

4 Dân số +

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)