Về thẩm quyền thanh tra của cơ quan Thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 184 - 186)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

b. Về thẩm quyền thanh tra của cơ quan Thanh tra

63

. Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thé giới. NXB Chính trị quốc gia, hà nội 2001, tr 209.

185

Cụ thể hóa Điều 13 Hiến pháp 1987, Luật Thanh tra năm 1989 quy định cho cơ quan Thanh tra các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Căn cứ vào các cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ quan Thanh tra có quyền thu thập thông tin từ các vụ khiếu nại, tố cáo đểđiều tra và khởi tố bất kỳ hành vi trái pháp luật nào của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Trong khi thực thi nhiệm vụ, cơ quan Thanh tra có thể thực hiện cuộc điều tra vào bất cứ giai đoạn nào của bất kỳ cơ quan điều tra nào của Chính phủ. Quy định này có thẻ dẫn tới sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những về chức năng hành hcinhs, khi có khiếu nại, tố cáo, hoặc khiếu nại có tổ chức, cơ quan Thanh tra vẫn có quyền vào cuộc đểđiều tra vụ việc nhằm ngăn chặn những bất ổn của đời sông xã hội khi sự việc xảy ra mang tính phức tạp.

- Có quyền ra lệnh cho bất kỳ công chức, viên chức nào của Chính phủ hoặc của chính quyền địa phương, các Tổng công ty thuộc quyền quản lý của Chính phủ chịu sự kiểm soát hoặc chịu sựđình chỉ, chấm dứt và khắc phục việc làm trái pháp luật của mình khi có kết luận về thanh tra, điều tra vụ việc có liên quan.

- Có quyền đưa ra các kiến nghị yêu cầu thủ trưởng cơ quan xử lý đối với công chức, viên chức vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước với các hình thức: đình chỉ, buộc thôi việc, phạt tiền, khiển trách, thậm trí khởi tố vụ án khi có dấu hiệu phạm tội.

- Đối với vụ việc cụ thể, có thể yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, chứng cứ, nhất là về các hợp đồng, giao dịch hoặc các văn bản liên quan đến chi tiêu hay sử dụng công quỹ của Nhà nước để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Quyền xem xét các nguyên nhân việc quản lý yếu kém của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, gây hậu quả xấu hoặc nghiêm trọng, làm mất uy tín của chính thể, từđó đưa ra các kết luận để loại trừ các hành vi tiêu cực, yếu kém và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức hành chính nói riêng, công chức, viên chức nói chung trong bộ máy nhà nước.

- Có nhiệm vụ công khai những vấn đềđã thanh tra, điều tra và làm rõ trong các kết luận thanh tra. Tuy nhiên, những trường hợp có lý do đặc biệt, cơ quan Thanh tra có thể quyết định những trường hợp nào không phải công bố trên công luận. Tuy nhiên, những vấn đề được công bố công khai phải bảo đảm được tính khách quan, trung thực của vấn đề.

- Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra có thẩm quyền đặc biệt trong việc xem xét giải quyết các đơn thứ tố cáo, khiếu nại liên quan tới các quan chức Chính phủ, những người giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong bộ máy hoặc những người có liên quan đến việc thu chi số lượng lớn về tiền hoặc tài sản khác.

186

Bên cạnh các quyền và nhiệm vụ nêu trên, cơ quan Thanh tra còn có quyền xem xét tư cách, đạo đức của mọi công chức, viên chức được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào các cơ quan của Chính phủ, Hội đồng địa phương, thậm chí cả trong các tổng công ty nhà nước. Trong trường hợp có sự thông đồng giữa công chức và người không phải công chức nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật trong quản lý nhà nước, Tổng Thanh tra và các Phó tổng Thanh tra đều có quyền điều tra cả người không phải là công chức để xử lý trước pháp luật về hành vi trái pháp luật của mình.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 184 - 186)