Yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 44 - 46)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

b. Yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra

* Bảo đảm tính toàn diện

Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính toàn diện, có nghĩa là: - Đánh giá tất cả các khía cạnh, nội dung của hoạt động thanh tra;

- Đánh giá tất cả các cá nhân, tập thể trong hoạt động thanh tra. Đó là: + Cá nhân, tập thể là chủ thể thanh tra;

+ Cá nhân, tập thểlà đối tượng thanh tra;

+ Cá nhân, tập thểliên quan đến hoạt động thanh tra.

- Đánh giá cả kết quảđã đạt được cũng như những việc chưa thực hiện được; - Đánh giá cảtác động tích cực cũng như tác động tiêu cực của hoạt động thanh tra.

* Bảo đảm tính chính xác

Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, có nghĩa là: - Đánh giá hoàn toàn dựa trên những kết quảđã thực hiện của hoạt động thanh tra.

45

- Đánh giá dựa vào những con số, số liệu, tài liệu, kết luận... của hoạt động thanh tra mà không được thêm vào hay bớt đi con số, tài liệu, số liệu... đểđánh giá.

* Bảo đảm tính khách quan

Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính khách quan, có nghĩa rằng: - Đánh giá được dựa trên và quyết định bởi sự thực khách quan đó là: kết quả của việc thực hiện hoạt động thanh tra.

- Cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá không được đưa vào những ý kiến đánh giá chủ quan mà không được dựa trên kết quả thực hiện hoạt động thanh tra.

* Bảo đảm tính công bằng

Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính công bằng, có nghĩa là: - Đánh giá tất cả các cá nhân, tập thể trong hoạt động thanh tra mà không bỏ sót chủ thể nào;

- Đánh giá cả mặt tích cực cũng như mặt hạn chế, tiêu cực của tất cả các cá nhân, tập thể mà không thiên vị bất kỳ cá nhân, tập thể nào. Cụ thể là:

+ Không được chỉđánh giá mặt tích cực của một cá nhân, tập thể mà không đánh giá mặt hạn chế hoặc tiêu cực của cá nhân, tập thể đó; còn đối với cá nhân, tập thể khác thì chỉ đánh giá mặt hạn chế hoặc tiêu cực mà không đánh giá mặt tích cực của cá nhân, tập thểđó.

+ Không được đánh giá nhiều mặt tích cực của một cá nhân, tập thể và bớt đi những khía cạnh của mặt tiêu cực hoặc hạn chế của cá nhân, tổ chức đó; còn đối với cá nhân, tập thể khác thì đánh giá nhiều khía cạnh của mặt tiêu cực hoặc hạn chế và bớt đi mặt tích cực của cá nhân, tập thểđó.

* Bảo đảm tính công khai, dân chủ

Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính công khai, dân chủ, có nghĩa rằng:

- Đánh giá thực hiện ở một cuộc họp, cuộc làm việc công khai, không bí mật;

- Đánh giá do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành nhưng cần có sự tham gia ý kiến của:

+ Các cá nhân, tập thể trực tiếp thực hiện thanh tra;

+ Các cá nhân, tập thểlà đối tượng của thanh tra (nếu có thể); + Các cá nhân, tập thể khác có liên quan.

46

Khi đánh giá kết quả hoạt động thanh tra bảo đảm cảnăm yêu cầu đó thì kết quả của việc đánh giá được toàn diện, chính xác, khách quan, công bằng và dân chủ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để có những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)