Mục đích của công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 63 - 64)

M ột số văn kiện chủ yếu của Đảng và Chính phủ về công tác thanh tra, UB Thanh tra của Chính phủ, 1977, tr

b. Mục đích của công tác thanh tra

Thanh tra nhằm mục đích giúp cấp trên nắm được tình hình, giúp cấp dưới sửa chữa, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc; giúp đỡ cấp dưới thực hiện chủtrương, chính sách, pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng, thì sự

64

thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”9. Người giải thích cụ thể rõ thêm: “Mục đích sự tổ chức công tác là: động viên toàn thểnhân dân hăng hái thi hành chính sách đã định. Mục đích lựa chọn cán bộ là dùng nhân tài cần phải hợp lý, chớ dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn và cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Mà muốn biết sự động viên ấy và sự thực hành ấy đã đến mức nào thì phải có kiểm tra”10.

Bằng những kết luận thanh tra đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật ở một địa phương, một ngành hoặc ở những đơn vịcơ quan được thanh tra, kiểm tra với những nhận xét ưu, khuyết điểm; làm rõ những nguyên nhân và có những kiến nghị sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót mà thanh tra đã phát hiện và cơ quan được thanh tra thừa nhận, trong đó có những sơ hở, khiếm khuyết của chủ trương, chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý... giúp cho cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước không những nắm được tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chỉ thị, mệnh lệnh... mà còn có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chủtrương, chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý... đã ban hành, hoặc ban hành chính sách, cơ chế quản lý mới phù hợp với sự phát triển của cách mạng. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện ngay trong Sắc lệnh 64/SL thành lập ngành thanh tra, trong đó ghi rõ: “Ban thanh tra có quyền đề nghị những điều cần sửa đổi trong các cơ quan”. Quan điểm đó thường xuyên được Hồ Chí Minh nhắc đến trong các bài nói, bài viết giáo huấn cho ngành thanh tra đểluôn xác định đúng đắn mục đích của hoạt động thanh tra qua các thời kỳ lịch sử.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)