IV. THANH TRA VIÊN
c. Tiêu chuẩn đạo đức thanh tra viên
Điều 8 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền".
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp có thể đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức đối với thanh tra viên như sau:
- Đối với Tổ quốc: thanh tra viên cần phải trung thành, tận tụy, toàn tâm toàn ý vì quốc gia, lợi ích dân tộc; trong hoạt động thực hiện công việc của mình phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc trên vị trí cao nhất;
- Đối với nhân dân: thanh tra viên cần phải chí công, vô tư, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân; cần luôn lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong khi giải quyết các công việc của công dân, tổ chức;
- Đối với công việc: thanh tra viên cần có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụđược phân công, nội quy của cơ quan, tổ chức; tăng cường phát huy sáng kiến và năng lực công tác của bản thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về các công việc mình đảm trách; không làm những công việc ngoài phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình; không lợi dụng địa vị cá nhân, lợi dụng chức trách của mình và các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia để phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân và gia đình mình;
- Đối với đồng nghiệp:
Trong mối quan hệ với cấp trên, cần nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, tôn trọng và thực hiện chếđộ báo cáo công việc đối với cấp trên, kính trọng và lễ phép đối với cấp trên, tuyệt đối không bợđỡ, xu nịnh đối với cấp trên.
Trong quan hệ với cấp dưới, cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, đối xử dân chủ, bình đẳng; chú ý lằng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của cấp dưới; không định kiện hoặc thiên vị khi đánh giá kết quả làm việc của cấp dưới; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cấp dưới làm thước đo đánh giá phẩm chất và năng lực làm việc của công chức thuộc quyền quản lý của mình.
121
Trong quan hệ với các cộng sự, cần phải đoàn kết, thân ái, chủđộng phối hợp, bàn bạc, phân công và giúp đỡnhau để cùng làm, cùng tìm tòi và cùng chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung.
- Đối với tiền bạc, của cải của Nhà nước và của nhân dân: thanh tra viên cần phải chi tiêu tiền bạc và sử dụng các phương tiên của công theo đúng quy định của Nhà nước, không lợi dụng quyền hạn và địa vịcá nhân để chiếm đoạt tiền bạc, của cải của Nhà nước và nhân dân.
- Đối với bản thân: cần phải sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần luôn có ý thức phê bình và tự phê bình, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực có trong cơ quan, đơn vị mình công tác cũng như ở ngoài xã hội. Ngoài ra cần phải luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật nói chung, quy định pháp luật về thanh tra nói riêng.
122
CHƯƠNG 4
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT THANH TRA Ở VIỆT NAM