Hoạt động của Thanh tra chuyên ngành

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 165 - 166)

I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

d. Hoạt động của Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra chuyên ngành là công cụ của Bộ trưởng, thủ trưởng ngành. Vì vậy, phạm vi thẩm quyền của chúng được pháp luật quy định cụ thể và có những giới hạn nhất định. Thanh tra có nhiệm vụ là kiểm tra tính hợp thức đối với mục tiêu hoạt động để xem xét cơ quan, đơn vị hay cá nhân có thực hiện đúng hay không, những hoạt động đó bao gồm:

- Kiểm tra tài chính là công việc quan trọng nhất. Tất cả các cơ quan Thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản này ngoài việc kiểm tra, thanh tra của Thanh tra Tài chính.

- Kiểm tra về chuyên môn, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ, tính chất hoạt động để đánh giá đã đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chưa, tình trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động của cơ sở đó hay chưa.

- Kiểm tra, đánh giá về công tác tổ chức cán bộ, xem xét tính hợp lý của cơ quan, đơn vị, bộ máy, trình độ cán bộ, việc phân công sử dụng lao động, khối lượng công việc, tư cách xử sự của các công chức trong khi thực thi công vụ...

Trong hoạt động thanh tra có các hình thức như: kiểm tra thường xuyên nhằm phòng ngừa các HVVPHC; kiểm tra đột xuất theo vụ việc. Kiểm tra có hệ thống mang tính phòng ngừa thường được áp dụng với đối tượng là cơ quan hành chính.

Mục đích kiểm tra là nhằm xem xét, đánh giá những biện pháp phòng ngừa tránh sự vi phạm xảy ra. Kiểm tra có tính đột xuất tức là kiểm tra theo vụ việc khi có vấn đề nảy sinh, không xuất phát từ chương trình, kế hoạch đã định sẵn và vì vậy nó được tiến hành theo cách thức, trình tự riêng. Hai phương thức này luôn luôn tồn tại và được sử dụng phổ biến trong hoạt động của Thanh tra chuyên ngành, nó có tác dụng hỗ trợ và bổ khuyết cho nhau.

166

Quy trình tiến hành thanh tra, kiểm tra được phân ra với các đối tượng khác nhau như thanh tra đối với cơ quan trực thuộc bộ đóng tại Trung ương; đối với cơ quan thuộc bộ đóng tại địa phương; đối với cơ quan thuộc bộ, ngành khác và cơ quan của địa phương. Kết thúc các cuộc kiểm tra, thanh tra có các báo cáo kết luận, đánh giá một cách toàn diện các vấn đề được kiểm tra, thanh tra. Đưa ra những nhận xét về các mặt tích cực, tiêu cực, ưu điểm, hạn chế của đối tượng, nội dung được kiểm tra, thanh tra. Các kiến nghị được đưa ra để cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân vi phạm; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, sơ hở, tăng cường năng lực tổ chức, quản lý, điều hành. Trong thực tế, các báo cáo thanh tra, kiểm tra thường được các cơ quan chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp không được thực hiện thì những đối tượng không chịu chấp hành sẽ bị xử lý ở mức độ cao hơn. Trong thời gian nhất định, sau khi nhận được báo cáo kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thi hành phải báo cáo về việc thực thi yêu cầu, kiến nghị đó, trường hợp không thực hiện được phải nêu rõ lý do.

Việc kiểm tra, thanh tra trước đây chủ yếu là xem xét những vấn đề, vụ việc cụ thể, từng mặt, còn hiện nay việc xem xét cụ thểđể kiểm tra toàn bộ về tổ chức và hoạt động của một đối tượng nào đó. Việc kiểm tra này vượt lên cách thức kiểm tra cụ thể, trực tiếp để có sự quan sát, đánh giá toàn diện các mặt về quản lý, đưa ra những kết luận, kiến nghịđiều chỉnh có tính chất vĩ mô.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 165 - 166)