II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ
a. Cơ quan Thanh tra Quốc hộ
Theo quy định của Luật Thanh tra Quốc hội Đan Mạch, sau các cuộc tổng tuyển cử hàng năm, nếu khuyết một Thanh tra Quốc hội, Quốc hội sẽ tiến hành bầu ra một Thanh tra Quốc hội để giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính dân sự, quân sự và các chính quyền địa phương.
Thanh tra Quốc hội phải là người tốt nghiệp đại học luật và không phải là thành viên Quốc hội. Thanh tra Quốc hội làm việc tại văn phòng của Thanh tra Quốc hội, có trợ lý và các nhân viên.
Ngoài Thanh tra Quốc hội, còn có Ủy ban Thanh tra Quốc hội. Ủy ban có quyền xem xét, quyết định các vấn đềliên quan đến hoạt động giám sát của Thanh tra viên Quốc hội.
Thanh tra Quốc hội có quyền tuyển dụng cũng như sa thải các nhân viên vào làm việc tại Văn phòng hoặc ra khỏi Văn phòng theo quy định. Nhiệm kỳ của Thanh tra Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội (đoạn 2, 3, 4 Điều 1 Luật Thanh tra Quốc hội), sau khi kết thúc một cuộc bầu cử, Thanh tra Quốc hội tiếp tục làm việc cho tới khi Quốc hội bầu ra được Thanh tra Quốc hội mới. Bên cạnh đó, Thanh tra Quốc hội được pháp luật cho phép quyết định có cần thiết phải tiến hành điều tra giải quyết một vụ việc khiếu nại hay không. Vì vậy, về tư cách Thanh tra Quốc hội là một cơ quan giám sát nhưng không có quyền đòi hỏi những phẩm chất thực sự từ Quốc hội và một khi Quốc hội đã lựa chọn Thanh tra viên cho mình, thì Quốc hội phải tin tưởng vào khả năng và ý chí của họ để thực hiện một cách khách quan mục đích cuối cùng của cơ quan quyền lực nhằm bảo đảm trước các công dân của mình rằng: các viên chức sẽ thực thi pháp luật đúng chức trách.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Quốc hội
- Về hoạt động giám sát:
Theo quy định tại Điều 1 và 2 Nghịđịnh số 48 thì Thanh tra Quốc hội có quyền giám sát các cơ quan hành chính dân sự và quân sự, các chính quyền địa phương trên cơ sở quyền lực của Quốc hội.
Chức năng giám sát của Thanh tra Quốc hội thực hiện đối với các Bộ trưởng, các cán bộ viên chức nhà nước và những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, thậm chí cả các viên chức làm việc trong các nhà thờ, trừ những người trực tiếp phục vụ giáo chủ hoặc các giáo sĩ trong nhà thờ. Ngoài ra, pháp luật về thanh tra cũng quy định cho Thanh tra Quốc hội
172
được quyền đưa ra các chuyên đề kiểm tra thông qua sự đề nghị hoặc dựa trên quyền chủ động giám sát của Thanh tra Quốc hội đối với bất kỳ hoạt động dân sự nào, cũng như các chuyên đềđể tiến hành kiểm tra đối với bất kỳcơ quan Nhà nước nào mà các hoạt động đó thuộc quyền giám sát của Thanh tra Quốc hội (đoạn 2, 3 Điều 3 nghịđịnh 48).
Tuy nhiên, bên cạnh những thẩm quyền trên, pháp luật về Thanh tra cũng đưa ra những giới hạn nhất định đối với hoạt động giám sát của Thanh tra Quốc hội, chẳng hạn: “Thanh tra Quốc hội không giám sát các hoạt động quản lý hành chính của các thẩm phán, Thủ trưởng quản lý các viên chức làm việc trong tòa án, Tòa án xét xử về di chúc của thành phố Copenhagen, các thư ký của Tòa án tối cao và trợ lý thẩm phán” (Đoạn 4 Điều 2 Nghị định 48); hoặc “Khi Thanh tra Quốc hội lấy một vụ kiện đểđiều tra theo quyền khởi tố điều tra của Thanh tra Quốc hội nhằm xác định vụ việc đó liên quan đến các quyền bất khả xâm phạm về thân thể thì những hạn chế được quy định tại phần 3 Ddieeuf2 sẽ không được áp dụng trong trường hợp này”.
Trong quá trình hoạt động của mình, Thanh tra Quốc hội phải thông báo cho người có hành vi bất hợp pháp, người ra quyết định không có cơ sở hoặc quyết định thể hiện tính tùy tiện, trái nguyên tắc… thì Thanh tra Quốc hội phải có đánh giá về tình trạng cụ thể đó dựa trên đánh giá sựđiều hành của chính quyền.
Thanh tra Quốc hội tiến hành nhiệm vụ, chức năng của mình bằng hai con đường chủ yếu: Giải quyết khiếu nại của công dân và tiến hành thanh tra đối với các cơ sở của Nhà nước như nhà tù, bệnh viện tâm thần (là những nơi mà công dân dễ bị tước quyền tự do). Việc thanh tra ở những cơ sởnày đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chức năng của Thanh tra Quốc hội.
- Về hoạt động giải quyết khiếu nại
Theo Luật về Thanh tra Quốc hội Đan Mạch: “Mọi người đều có quyền đệđơn khiếu nại tới Thanh tra Quốc hội về những người được đưa ra tại Điều 4…”. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định một thủ tục đặc biệt nhằm bảo đảm cho người khiếu nại được thực hiện quyền cơ bản của mình, đó là: “…Những người bị vi phạm các quyền tự do cá nhân sẽ phải ghi rõ địa chỉ của mình trong một phong bì gắn si niêm phong khi gửi tới Thanh tra Quốc hội” (đoạn 1, Điều 6).
Tuy nhiên, không phải tất cảcác đơn khiếu nại đều do Thanh tra Quốc hội giải quyết, mà việc thụ lý đơn khiếu nại theo quy định bắt buộc phải có điều kiện như phù hợp với các yêu cầu mà pháp luật đặt ra. Chẳng hạn, đoạn 3, Điều 6 Nghịđịnh 48 quy định rằng: “Khiếu nại đối với quyết định hành chính sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của người có chức trách
173
hành chính và không thuộc thẩm quyền của Thanh tra Quốc hội cho đến khi người có chức trách hành chính ra một quyết định về vấn đề đó. Đối với các sự việc như vậy thời gian giải quyết khiếu nại tối thiểu được quy định tại đoạn 2 Điều 6 NĐ 48 kể từ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền”. Vì vậy, Thanh tra Quốc hội sẽ quyết định khi nào một khiếu nại có đầy đủcơ sởđể tiến hành việc điều tra.
Trường hợp nếu đơn khiếu nại liên quan đến những người hoặc liên quan tới các vấn đè mà không thuộc thẩm quyền giám sát của Thanh tra Quốc hội hoặc đơn khiếu nại gửi tới quá muộn, thì Thanh tra Quốc hội sẽ thông báo cho người khiếu nại biết về vụ việc sẽ không được giải quyết bởi Thanh tra Quốc hội. Còn nếu nội dung khiếu nại mà đơn thư khiếu nại gửi tới Thanh tra Quốc hội thuộc thẩm quyền phấn quyết của tòa án, thì Thanh tra sẽ đưa ra hướng dẫn cho người khiếu nại trên cơ sở hoàn cảnh, khả năng cụ thể của từng vụ việc.
Trường hợp Thanh tra Quốc hội muốn thực hiện việc giải quyết khiếu nại đối với những người làm việc trong chính quyền địa phương…(đoạn 2 Điều 4 NĐ 48), thì việc giải quyết sẽ phải được thông báo ngay cho người khiếu nại sau khi thực hiện, ngoại trừtrường hợp việc giải quyết khiếu nại hoàn toàn trái với kết quả của cuộc điều tra. Trường hợp nếu người khiếu nại là cán bộ, công chức thì bất cứ lúc nào người đó cũng có thể yêu cầu giải quyết khiếu nại theo các quy định tại Điều 17, 18 Đạo luật quy định về cán bộ công chức (tiền lương và trợ cấp). Còn nếu người khiếu nại là một cán bộ công chức trong chính quyền địa phương thì có thể yêu cầu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật địa phương nếu địa phương đó quy định về kỷ luật (đoạn 1, 2 Điều 6 Nghịđịnh 48).
- Về hoạt động điều tra vụ việc
Để thực hiện quyền điều tra đối với một vụ việc, Luật về Thanh tra Quốc hội cũng quy định cho Thanh tra Quốc hội có thể trực tiếp thực hiện quyền khởi tố để điều tra sơ bộ hoặc đưa ra các yêu cầu trước tòa án xét xử kỷ luật các công chức. Vì vậy, các biện pháp áp dụng trong lĩnh vực điều tra có thể là:
- Yêu cầu cơ quan hành chính áp dụng pháp luật của chính quyền địa phương về thủ tục kỷ luật theo các quy định đó;
- Báo cáo với Quốc hội và Bộ trưởng có liên quan về các hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người nào quy định tại Điều 4 Luật về Thanh tra Quốc hội, trong đó có sự giải thích rõ các vấn đề liên quan tới những người vi phạm cùng với những lời bào chữa của họ. Trường hợp nếu phát hiện ra những sơ hở của luật hoặc văn bản của cơ quan hành chính thì có thểđề nghị Quốc hội sửa đổi.
174
Thanh tra Quốc hội cũng có thể yêu cầu những người có liên quan đến khiếu nại trình diện và cung cấp chứng cứ pháp lý liên quan đến cuộc điều tra của mình. Quy định này được coi như là một nguyên tắc điều chỉnh việc kiểm tra chứng cứ của cuộc điều tra, phiên tòa xét hỏi như vậy sẽ không được mở rộng công khai như quy định tại chương 74 Đạo luật xét xử Hành chính. Trong trường hợp này, Thanh tra Quốc hội có thể trực tiếp có mặt để thẩm tra hoặc ủy quyền cho người khác thẩm tra vụ việc.
Theo đoạn 2, Điều 8 Nghịđịnh 48 thì Thanh tra Quốc hội sẽ không tiếp tục cuộc điều tra của mình và phải chuyển vụ việc khiếu nại tới cơ quan hành chính và cơ quan nhà nước có liên quan để giải quyết nếu một cán bộ viên chức hoặc một công chức làm việc trong chính quyền địa phương yêu cầu việc điều tra phải được tiến hành theo trình tự kỷ luật kèm theo việc trình bày rõ các vấn đề xảy ra và các thông tin chứa đựng về vấn đềđó. Vụ việc này cũng được đưa ra nếu cơ quan hành chính hoặc cơ quan của Chính phủởđịa phương liên quan đến khiếu nại bắt đầu một cuộc điều tra kỷ luật hoặc nếu cảnh sát điều tra dduwwocj quyền tiến hành điều tra nhằm mục đích có hay không một vi phạm pháp luật đã xảy ra.
Đểđiều tra vụ việc nêu trên, Thanh tra Quốc hội có quyền yêu cầu được sao chép các hồ sơ cuộc kiểm tra nhằm phục vụ cho việc điều tra kỷ luật, đồng thời sao chụp các tài liệu, báo cáo của cảnh sát và các hồ sơ của tòa án và gửi cho Thanh tra Quốc hội ngay lập tức để nghiên cứu báo cáo kết quả cuộc điều tra đã thực hiện.
Để các cuộc điều tra được tiến hành theo đúng quy định, Quốc hội còn trao cho Thanh tra viên Quốc hội quyền tự quyết tiến hành các cuộc điều tra. Chẳng hạn, Thanh tra viên có thể thông qua sự việc đang thảo luận trên báo chí về các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính công để tiến hành chủđộng điều tra nhằm hướng dẫn cho giới viên chức dân sự giải quyết vấn đềđể giảm bớt các vụ khiếu nại. Năm 1993 đã có 139 cuộc điều tra được tiến hành theo đề xuất của Thanh tra viên Quốc hội59. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc điều tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm bảo đảm tính bí mật của các thông tin tư liệu mà mình có được, kể cả nhân viên ngành Thanh tra Quốc hội khi được tuyển dụng cũng phải thực hiện nghĩa vụ này.