Tư tưởngHồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 59 - 60)

IV. SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA

a. Tư tưởngHồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác thanh tra

- Thanh tra là công tác quan trọng và có tính chất thường xuyên của cơ quan Nhà nước các cấp.

Ngay sau khi lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh chóng bắt tay vào xây dựng và lãnh đạo hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên cơ sở luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật, căn cứ vào thực tiễn đất nước, Người đã chỉđạo xây dựng bộ máy của cơ quan hành chính, các cơ quan tư pháp; ban hành các sắc lệnh, nghịđịnh của Chính phủ; tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; soạn thảo Hiến pháp 1946.

Trong những năm tháng đầu tiên của chính quyền mới, kinh nghiệm lãnh đạo Nhà nước chưa nhiều, nhưng Chủ tịch Hồ chí Minh đã đề ra và chỉđạo thực hiện đúng đắn về nhiệm vụ, hoạt động, phương thức quản lý của bộ máy nhà nước, trong đó có cơ quan thanh tra. Tại cuộc họp Chính phủ ngày 13/11/1945, Hồ Chủ tịch đề nghị “các Bộ trưởng có thể chia nhau đi thanh tra một khu vực gần Hà Nội. Bộ Nội Vụ sẽ khảo cứu và lập một chương

trình về việc này”. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945, thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, có nhiệm vụ giám sát tất cả công việc và các nhân viên của Uỷban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.

Vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra được thể hiện trong nhiều tác phẩm của Người, từ các bài viết, bài nói chuyện với cán bộ đến các chỉ thị của Hồ Chủ tịch ở nhiều

60

thời gian và địa điểm khác nhau. Tại Hội nghị tổng kết thanh tra toàn miền Bắc tháng 4 năm 1957, Hồ Chủ tịch căn dặn: “cán bộ thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp

dưới, đồng thời cũng giúp cho các cấp địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai, hoặc làm chậm. Cho nên trách nhiệm của công tác thanh tra là quan trọng”3.

Vai trò của các cơ quan thanh tra được thể hiện ngay trong Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra đặc biệt như:

- Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân;

- Điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của Uỷ ban hành chính hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát;

- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban hành chính hay của Chính phủđã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng chính phủhay Toà án đặc biệt”;

- Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt.

Sau này, Người tiếp tục chỉđạo xây dựng và kiện toàn hệ thống các cơ quan thanh tra Nhà nước. Bên cạnh cơ quan thanh tra của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ký các sắc lệnh thành lập các cơ quan thanh tra của các bộ, thanh tra chuyên ngành như: Nha thanh tra, Tổng thanh tra tài chính, giáo dục, lao động…). Có thể thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác thanh tra và xây dựng, kiện toàn các cơ quan thanh tra Nhà nước là để góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, giải phóng đất nước; phát triển kinh tế; giữ gìn kỷcương, trật tự xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn đối với một Đảng cầm quyền muốn lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệđất nước thì phải có chính sách đúng, phải biết cách tổ chức thực hiện công việc, chọn đúng người và phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chính sách của mình. Người viết: “khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra”4. Nhà nước thể chếhoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật. Pháp luật chính là sự cụ thể hoá, quy phạm pháp luật hoá đường lối, chính sách của Đảng. Như vậy, muốn kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của đảng thì phải thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Công tác thanh tra chính là công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối. chính sách của Đảng, phục vụ cho công tác kiểm tra của Đảng. Như vậy, công tác thanh tra là phục vụ cho sự lãnh đạo của đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn xác định nhiệm vụ của thanh tra là phải

3

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 59 - 60)