Thanh trat ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh trat ỉnh)

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 98 - 101)

II. HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, CHỐ NG THAM Ô, LÃNG PHÍ

c. Thanh trat ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh trat ỉnh)

* Khái niệm

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Với tư cách là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh là đơn vịtương đương cấp sở chịu sự chỉđạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉđạo vềcông tác hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Lưu ý thanh tra tỉnh chỉ tiến hành hoạt động thanh tra hành chính mà thôi.

* Nhiệm vụ, quyền hạn

Tương tựnhư Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh cũng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên bốn lĩnh vực nhưng ở mức độ hẹp hơn. Cụ thể:

- Thứ nhất, trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

99

+ Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;

+ Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.

- Thứ hai, trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

+ Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.

- Thứ ba là giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Thứ tư là giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

* Tổ chức và hoạt động

Thanh tra tỉnh có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó chánh thanh tra tỉnh cũng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh. Phó chánh thanh tra tỉnh giúp Chánh thanh tra tỉnh phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụđược giao.

Việc quy định thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra tỉnh, Phó chánh thanh tra tỉnh như trên thể hiện thanh tra là một khâu nội tại trong quá trình quản lý

100

nhà nước, không tách rời quản lý nhà nước, là một bộ phận cấu thành của quản lý, là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý, phục vụ thiết thực cho sự quản lý nhà nước, bảo đảm các chủ trương, chính sách, pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh.

Chánh thanh tra tỉnh là người đứng đầu Thanh tra tỉnh, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thứ nhất, Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ:

+ Lãnh đạo, chỉđạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra sở, giữa Thanh tra sở với Thanh tra huyện; chủ trì phối hợp với Chánh Thanh tra bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác thanh tra. Trường hợp Giám đốc sởkhông đồng ý với kết quả xử lý của Chánh Thanh tra tỉnh thì Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Thứ ha, Chánh Thanh tra tỉnh có quyền hạn sau đây:

+ Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;

+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;

+ Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghịđó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;

101

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghịđình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

+ Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh có: các phòng nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh, văn phòng. Cơ cấu tổ chức, biên chế của Thanh tra tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)