Cơ quan thanh tra Thụy Điển

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 166 - 168)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

a. Cơ quan thanh tra Thụy Điển

167

Theo Điều 6 Hiến pháp năm 1975, Quốc hội bầu từ một Thanh tra viên trởlên để giám sát theo sự chỉ dẫn của viên chức. Thanh tra viên có thể tiến hành các thủ tục pháp lý trong các trường hợp mà Quốc hội quy định.

Cụ thể hóa Hiến pháp, Luật về Quốc hội của Thụy Điển quy định: “Quốc hội có 4 Thanh tra viên, trong đó có một Chánh Thanh tra và 3 Thanh tra viên.

- Chánh Thanh tra Quốc hội bổ nhiệm Giám đốc hành chính và Chi nhánh trưởng. Việc bổ nhiệm các nhân viên khác được Chủ tịch Thanh tra Quốc hội ủy nhiệm cho Giám đốc hành chính. Số nhân viên có khoảng 50, trong đó 30 người là Luật sư.

- Chủ tịch Thanh tra Quốc hội là Giám đốc hành chính của Văn phòng Thanh tra Quốc hội, quyết định các hoạt động của Thanh tra Quốc hội và các biện pháp đẩy mạnh hoạt động của nó, có quyền ra các văn bản hướng dẫn hoạt động và chỉđịnh thanh tra viên tham gia vào các vụ việc …” (Điều 10).

- Thanh tra viên là người được tuyển dụng từ những người có tư cách như các thành viên của Tòa án tối cao tư pháp và tòa hành chính tối cao. Mỗi Thanh tra viên đứng đầu một cục để giải quyết các công việc và tự chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của mình hoặc có thể bị bãi nhiệm trước nhiệm kỳ theo yêu cầu của Ủy ban Hiến pháp khi mất tín nhiệm (đoạn 3 Điều 10 Luật về Quốc hội).

Điều đặc biệt là hệ thống các thanh tra viên (ombudsman) gồm những người bảo vệ quyền lợi của cá nhân khi họ tiếp xúc với chính quyền và theo dõi việc thi hành các luật lệ quan trọng. Người công dân khi cho rằng bịđối xử không công bằng có thể tìm đến thanh tra viên, những người sẽ điều tra trường hợp này và có thể mang vụ việc ra trước tòa án với tư cách là nguyên cáo đặc biệt. Đồng thời họ cũng có nhiệm vụ cộng tác với các cơ quan nhà nước để nắm bắt tình hình trong phạm vi của họ, thi hành các công tác giải thích và đưa ra những đề nghịthay đổi luật lệ. Bên cạnh những thanh tra viên về luật pháp còn có thanh tra viên của người tiêu dùng, thanh tra viên về trẻ em, thanh tra viên về quyền bình đẳng và các thanh tra viên về phân biệt đối xử chủng tộc và phân biệt đối xử vì các khuynh hướng tình dục.

- Văn phòng Thanh tra Quốc hội là tổ chức phi chính trị, do đại diện của các đảng phái trong Quốc hội đều không được tiến cử và bị loại trừ. Vì thế, đa sốThanh tra viên đều không giữ chức vụ ởđó cho tới khi vềhưu mà họ chuyển sang làm thẩm phán tại các tòa án. Từ khi thành lập Thanh tra Quốc hội đến nay đã có 47 người giữ chức Thanh tra viên hoặc Thanh tra quân đội, trong đó có hai phụ nữ.

Để giúp cho hoạt động của mình, Thanh tra Quốc hội có các trợ lý gồm: Giám đốc hành chính, các chi nhánh trưởng và các nhân viên hành chính. Ngoài ra, Thanh tra Quốc hội còn có

168

thể có sử dụng các chuyên gia, cố vấn hoặc các nhân viên hành pháp để chuẩn bị cho các cuộc điều tra, khiếu nại.

Chủ tịch Thanh tra quyết định phạm vi, trách nhiệm của các trưởng chi nhánh căn cứ vào khảnăng kinh nghiệm của họ. Trưởng phòng hay trưởng các chi nhánh, các nhân viên hoặc Luật sư của Thanh tra Quốc hội được tuyển chọn từ các tòa tư pháp, tòa hành chính hoặc công chức từcác cơ quan, trong đó có nhiều thẩm phán có kinh nghiệm cao trong việc giải quyết các tranh chấp giữa Nhà nước với công dân.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 166 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)