Kết thúc thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 36 - 38)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA

c.Kết thúc thanh tra

Kết thúc thanh tra phải thực hiện các công việc sau:

* Báo cáo kết quả thanh tra

Sau khi kết thúc việc thanh tra, chủ thể thực hiện thanh tra cần tiến hành việc ra văn bản Báo cáo kết quả thanh tra. Đây là căn cứđểngười ra quyết định thanh tra ban hành kết luật thanh tra. Vì vậy báo cáo thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứđểxác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm.

* Đưa ra kết luận thanh tra

Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra . Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

- Kết luận về nội dung được thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, để kết luận thanh tra có đủ cơ sở và có giá trị pháp lý phải bảo đảm những yêu cầu sau:

37 tra. Văn bản dự thảo này phải được:

+ Tất cả thành viên đoàn thanh tra thảo luận; + Tổng hợp kỹ những nội dung đã kết luận; + Sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; + Các cơ quan chức năng cho ý kiến khi cần thiết.

Hai là, việc thảo luận về dự thảo kết luận thanh tra phải được lập thành biên bản.

Ba là, trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.

Bốn là, thông báo dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra (nếu cần thiết) để đối tượng thanh tra giải trình và nghe ý kiến các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng trong cơ quan. Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải được thực hiện bằng văn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình của mình. Những giải trình và ý kiến này cần được xem xét để có thể bổ sung, hoàn thành dự thảo kết luận thanh tra.

Năm là, nội dung kết luận thanh tra phải có chứng cứ và căn cứ pháp lý để bảo đảm tính hợp pháp về nội dung. Ngoài ra, nội dung kết luận thanh tra cần tính đến yếu tố hợp lý.

* Công bố kết luận thanh tra

Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

- Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra; - Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

* Hoàn tất và bàn giao hồ sơ thanh tra

Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra. Hồ sơ cuộc thanh tra phải có những giấy tờ sau:

38

- Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản bổ sung, sửa đổi quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thay đổi, bổsung Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);

- Các biên bản làm việc, biên bản kiểm tra, xác minh; các loại báo cáo, báo cáo giải trình của đối tượng thanh tra, các tài liệu về nội dung, chứng cứ (theo từng nhóm nội dung thể hiện tại kết luận thanh tra).

- Báo cáo của đối tượng thanh tra; báo cáo tiến độ, báo cáo thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra;

- Các văn bản về việc xử lý và các văn bản có liên quan đến các kiến nghị xử lý; - Nhật ký Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức bàn giao hồsơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra không phải là thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉđạo việc bàn giao hồsơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền. Việc bàn giao hồsơ thanh tra phải được lập thành biên bản.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 36 - 38)