Quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 157 - 158)

I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

c. Quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, theo quy định của pháp luật các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính có các quyền hạn sau:

- Giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước.

- Giám sát và thanh tra các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất, kinh doanh... trong việc thực hiện những nhiệm vụ do cơ quan hành chính nhà nước uỷ quyền hoặc có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tiếp nhận điều tra khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức nhà nước.

Tùy thuộc quy định pháp luật của mỗi quốc gia, phạm vi và mức độ thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này được xác định khác nhau. Ví dụ, cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc và Ban thanh tra, kiểm tra kỷ luật của Lào, khi xem xét đơn thư khiếu nại liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của các cán bộ, công chức, sau khi kết luận có việc vi phạm xảy ra thì cơ quan này có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật (Lào) hoặc theo thẩm quyền có thể áp dụng hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm (Trung Quốc). Còn cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập có quyền tiếp nhận điều tra những tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức nhà nước. Sau khi xem xét làm rõ, có quyền khởi tố vụ án hình sự (đối với một số vụ việc được pháp luật quy định) trong trường hợp công chức đã vi phạm nghiêm trọng trong việc thực thi

158

nhiệm vụ, công vụ. Trong những trường hợp khác, khi phát hiện ra hành vi tội phạm thì cơ quan này phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại Hàn Quốc, Ban thanh tra và kiểm toán cũng có quyền tiếp nhận và điều tra các hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức vi phạm pháp luật về kế toán thống kê. Phạm vi thanh tra và kiểm toán của cơ quan này rất rộng không bó hẹp trong các cơ quan hành chính nhà nước mà đối tượng kiểm toán bao gồm cả các quyết toán của Quốc hội, Toà án, Văn phòng Chính phủ, các tổ chức dưới quyền trực tiếp của Tổng thống, kể cả Ban thư ký của Tổng thống, các Bộ, ngành...

* Về quyền hạn của các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát cung cấp tài liệu liên quan đến vụ việc đang được xem xét; xem xét hồ sơ tài liệu, kể cả tài liệu lưu giữ của cơ quan nhà nước được coi là bí mật để phục vụ việc thanh tra, giám sát.

- Yêu cầu cá nhân (đối tượng chịu sự giám sát) trả lời chất vấn và giải thích những vấn đề liên quan đến vụ việc cần làm rõ.

- Tạm đình chỉ công tác hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ công tác công chức nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc cản trở việc điều tra.

- Đưa ra kết luận, kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm về chức trách công vụ. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì chuyển sang cơ quan Điều tra để truy cứu tránh nhiệm hình sự.

- Được quyền đưa ra kết luận, đánh giá về công chức khi cơ quan có thẩm quyền xem xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bố trí vào những cương vị công tác nhất định.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)