Cơ quan giám sát và giám sát viên

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 174 - 176)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

a. Cơ quan giám sát và giám sát viên

Sau khi giành được độc lập tháng 10 năm 1949, Chính phủ Trung Quốc đã rất coi trọng việc xây dựng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hành chính bảo đảm cho việc xây

59

. Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2001, Tr 105- 106.

175

dựng một chính quyền nhà nước của dân trong sạch, vững mạnh. Theo đó, Ủy ban Giám sát hành chính được thành lập với nhiệm vụ nhằm kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Năm 1954, Ủy ban Giám sát hành chính được đổi tên là Bộ Kiểm tra và giám sát. Nhưng đến tháng 4 năm 1954, do yêu cầu về sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, Bộ Kiểm tra và giám sát bị xóa bỏ và bàn giao cho một số bộ, ngành. Năm 1981, Bộ Giám sát hành chính được thành lập lại và được sát nhập với Ủy ban kiểm tra kỷ luật của Đảng nhằm tránh sự chồng chéo trong hoạt động giám sát nhà nước.

Hệ thống các cơ quan giám sát của Trung Quốc được thành lập từtrung ương đến địa phương - cấp quận, huyện, khu tự trị, mà không có cơ quan thanh tra chuyên ngành tại các bộ, ngành. Vì vậy, về hình thức, Bộ Giám sát Trung Quốc trực thuộc Quốc vụ viện. Trong Bộ có các vụ như Vụ Xây dựng pháp luật, nhà trường, Vụ xét khiếu tố, các Cục, vụ khác chung với Ủy ban kỷ luật Đảng.

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát hành chính, ngày 9 tháng 05 năm 1997 Quốc vụ viện Trung quốc đã ban hành Luật Giám sát hành chính thay cho Điều lệ Giám sát hành chính trước đó.

Về nguyên tắc, cơ quan giám sát thực thi quyền hạn trách nhiệm của mình theo luật định, các cơ quan hành chính khác, các tổ chức xã hội, cá nhân không được phép can thiệp (Điều 3 Luật Giám sát hành chính năm 1997). Theo đó các hoạt động của cơ quan giám sát được thực hiện trên các mặt sau:

- Thực hiện chức năng giám sát của chính quyền nhân dân để giám sát các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức được thành lập và bổ nhiệm;

- Thực hiện chức năng giám sát kết hợp với chức năng giáo dục và trừng phạt, kết hợp giám sát, kiểm sát và cải tiến công tác (Điều 5);

- Công tác giám sát phải dựa vào quần chúng. Cơ quan giám sát xây dựng thể chế tố giác, công dân có quyền tố cáo, khiếu kiện với cơ quan giám sát về hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm kỷ luật của bất kỳ cơ quan hành chính nhà nước và công chức cũng như các viên chức khác mà cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm (Điều 6).

- Cơ quan giám sát thuộc Quốc vụ viện quản lý công tác giám sát toàn quốc. Cơ quan giám sát thuộc UBND từ cấp huyện trở lên đảm nhận công tác giám sát trong khu vực hành chính do mình quản lý, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan giám sát cấp trên và UBND cùng cấp về hoạt động giám sát (Điều 7).

176

- Giám sát viên thực thi trách nhiệm của mình theo luật định và được pháp luật bảo vệ. Không tổ chức và cá nhân nào được khước từ hoặc ngăn cản Giám sát viên thực thi trách nhiệm theo luật định, không được trả thù, trù đạp Giám sát viên.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 174 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)