Phương pháp, hình thức huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 52 - 55)

IV. SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA

2. Phương pháp, hình thức huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động thanh tra

hợp với các cơ quan liên quan để thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân họat động trong lĩnh vực báo chí xuất bản;

+ Phát hiện, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc kiến nghị Chánh thanh tra xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản;

+ Chủ trì phân tích đánh giá đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực báo chí xuất bản, biên soạn tài liệu phục vụ công tác tập huấn nghiệp vụ phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật chủ trì nghiên cứu xây dựng các đề tài khoa học khi được lãnh đạo đơn vị giao;

+ Chủ trì xử lý các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực báo chí xuất bản;

+ Sơ kết, tổng kết và báo cáo các nội dung liên quan đến lĩnh vực báo chí xuất bản…. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi thanh tra viên trong lĩnh vực này có trình độ tư tưởng chính trị và chuyên môn vững vàng, có sự nhạy bén, tinh thông các hoạt động văn hóa xã hội đặc biệt là phải có bản lĩnh chính trị.

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác báo chí, xuất bản được bổ sung từ Sở Văn hóa Thông tin nay là Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch chuyển sang nhưng số lượng ít và chủ yếu làm tại các phòng quản lý báo chí, xuất bản, còn lực lượng thanh tra thì hầu như không được bổ sung thêm.

Mặc dù phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản trong điều kiện hành lang pháp lý chưa đầy đủ, lực lượng còn mỏng, Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng kế hoạch hành động phù hợp để thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong giai đoạn mới và đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.

2. Phương pháp, hình thức huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động thanh tra tra

Trước yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quốc hội dự thảo và thông qua Luật về Hội nhằm bảo đảm cho công dân chủ động tham gia vào việc thực hiện các chương trình, dự án; bảo đảm phát hiện những tiêu cực và sai phạm trong quá trình quản lý nhà nước, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, việc huy động sự tham gia của các tổ chức y tế, giáo dục, các hiệp hội kinh tế, hội luật gia, các tổ chức nghề nghiệp khác vào các hoạt động trên là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, để huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động thanh tra, bảo đảm công tác thanh tra được tuân thủ một cách nghiêm minh có thể thực hiện dưới các hình thức sau:

53

- Huy động quần chúng nhân dân cùng tham gia vào thực hiện giám sát hoạt động của

các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước

Với vai trò tập hợp quần chúng lao động và các thành phần xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cần có những chương trình, kế hoạch như: giám sát quá trình thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các cụm dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm… cùng với việc mở rộng vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc cung cấp những thông tin cần thiết cho công dân về các hoạt động trên của các cơ quan, tổ chức nhà nước, nhất là đối với các dự án xây dựng có nguồn vốn đóng góp từ người dân nhằm hạn chế việc “rút ruột” các công trình xây dựng, nhất là các công trình như nhà ở chung cư cao tầng, đường sá, cầu, cống, trường học, nhà văn hoá, công trình y tế… tại địa phương.

- Thực hiện và mở rộng cơ chế dân chủ cơ sở

Hiện nay, Nghị định 29/1998/NĐ- CP Quy chế về dân chủ ở xã; Nghị định 79/2003/NĐ- CP về ban hành quy chế dân chủở xã; Thông tư 12/2004/TT- BNV vềhướng dẫn NĐ 12/CP đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, nhưng hiện tại các văn bản này chưa mang tính pháp lý cao do chưa phải là tổ chức độc lập tương đối. Bởi vì, đối với những sai phạm của cán bộ, công chức nhà nước khi được phát hiện, Mặt trận chỉ có quyền kiến nghị xử lý, mà chưa có thực quyền bãi nhiệm hay miễn nhiệm đối với những người do mình đề cử tham gia vào quản lý Nhà nước. Vì vậy, để nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận và các thành viên của Mặt trận, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lụât về Mặt trận thành Luật đểđưa hoạt động giám sát của tổ chức này tới các quá trình kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần thiết bổsung các quy định về sự tham gia của đại diện nhân dân thông qua Mặt trận và các đoàn thểkhác như Công đoàn, các hiệp hội (Hội Doanh nghiệp, Hội Liên hiệp khoa học- kỹ thuật, Hội Luật sư, tổ chức y tế, giáo dục…), các nghiệp đoàn khác vào việc thẩm định các chương trình quốc gia và các dự án phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá- xã hội ở các cấp quản lý. Chẳng hạn, việc tham gia vào các quá trình lập chương trình, phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu dự án, v.v… sẽ tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiếp tục sửa đổi hệ thống pháp luật (Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân) từđó, cho phép Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận có thể tham gia vào các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra bảo đảm thực hiện quyền công dân với một phạm vi rộng hơn và với một hiệu lực pháp lý cao hơn.

54

Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của các hiệp hội, Chính phủđã ban hành Nghị định 177/1999/NĐ- CP Ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của các quỹ xã hội, từ thiện; Nghịđịnh số 45/2010/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010, thay thế Nghịđịnh 88/2003/NĐ- CP về Tổ chức và quản lý hiệp hội. Nhất là mới đây, chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Mặc dù đã có Nghịđịnh mới về hội, song trên thực tế các hội, hiệp hội ởnước ta mới chỉ dừng lại ở chỗ bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên của chính tổ chức mà chưa phấn đấu vì mục đích chung của toàn cộng đồng do việc hình thành các hội (người mù, người cao tuổi, phụ nữ, đoàn viên...) hiệp hội chủ yếu mang tính tự phát, mà chưa do yêu cầu của đời sống (xu hướng dân chủ hoá xã hội). Vì vậy, để các hiệp hội là “tai mắt” của nhân dân, thu nhận thông tin và phản ánh nguyện vọng của nhân dân với những ý kiến mang tính xây dựng về sự điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, Điểm mới của Nghịđịnh 45/CP đã cho phép Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền để Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập, chia, tách... đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã theo tình hình thực tếởđịa phương.

- Về quyền của hội, ngoài các quyền cơ bản đã được quy định trước đây, Nghị định còn quy định các tổ chức hội được tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; được cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội; tổ chức dạy nghề, truyền nghề; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành.

Đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định; có quyền tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội; tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội...và phải tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụđược giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Bên cạnh đó, Nghị định 45/CP còn quy định rõ về chính sách của Nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù là các hội được cấp kinh phí hoạt động theo biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án.

55

Nhìn chung để các tổ chức hội, hiệp hội hoạt động có hiệu quả, cần có cơ chế bảo đảm cho họ tính độc lập cả vềphương diện tài chính, lẫn phương diện chính trị, xã hội thì hiệp hội, hội phải là những tổ chức hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự chịu trách nhiệm hoặc là tổ chức phi chính phủ, có như vậy, mới có thể xoá bỏ được những “móc ngoặc” giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức này và ý nguyện của người dân sẽđược phản ảnh một cách tự nhiên.

- Thiết lậpcơ chế giám sát hỗn hợp giữa cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước với các tổ

chức xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, có thể thành lập các Ban giám sát bầu cửĐại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên, trong đó có các đại diện của các tổ chức nhân dân tham gia. Các Ban này, một mặt sẽ thực hiện chức năng kiểm tra và thu nhận ý kiến của nhân dân trước và sau khi cơ quan lãnh đạo ra quyết định quản lý. Bên cạnh đó, Ban giám sát có trách nhiệm phổ biến những chính sách, quyết định của Nhà nước tới người dân, nhằm mở rộng tính xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước các cấp, các ngành .

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 52 - 55)