II. HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, CHỐ NG THAM Ô, LÃNG PHÍ
1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước bao gồm một hệ thống các cơ quan thanh tra được thành lập từ trung ương đến địa phương (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra cấp huyện, Thanh tra Sở) để xem xét, đánh giá, xử lý đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý; kiến nghị các biện pháp khắc phục những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉđạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ và cơ quan thanh tra cấp trên.
b. Đặc điểm
Cơ quan thanh tra nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước chính vì thế nó cũng mang đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước, đó là:
- Tính quyền lực nhà nước;
- Được thành lập theo trình tự do pháp luật qui định; - Có thẩm quyền do pháp luật quy định;
Bên cạnh đặc điểm chung đó ta thấy rằng cơ quanthanh tra nhà nước mang đặc điểm riêng nhất định
Thứ nhất, cơ quan thanh tra là một bộ phận của cơ quan hành chính nhà nước. Từtrước đến nay dưới góc độquy định pháp luật cũng như nhận thức của nhà quản lý vẫn coi thanh tra nhà nước là cơ quan chuyên môn giúp việc cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Chính vì thế nên tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra chịu sự tác động rất lớn của các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Hay nói cách khác sựthay đổi về cơ cấu, tổ chức của các cơ quan trong bộmáy hành chính thường dẫn đến sựthay đổi về vịtrí, cơ cấu, tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước .Đồng thời, các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Điều này hoàn toàn bắt nguồn từquan điểm của hệ thống xã hội chủ nghĩa coi thanh tra là một bộ phận của quản lý nhà nước; đối tượng thanh tra
91
cũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất .
Giữa các cơ quan trong bộ máy thanh tra mối quan hệ theo chiều dọc. Bên cạnh sự chỉđạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp dưới chịu sự chỉđạo hướng dẫn về công tác tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên