Bảo đảm pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 26 - 27)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA

a. Bảo đảm pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của hoạt động thanh tra

Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn

hành động mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân cũng như đối tượng của thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra.

Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra.Theo điều 7 Luật Thanh tra 2010 xác định nguyên tắc hoạt động thanh tra bao gồm: “ Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Không trùng lặp về

phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng

thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối

tượng thanh tra”.

Như vậy, quy định trên là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cơ bản, mang tính xuyên suốt đối với hoạt động thành tra được quy định trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc của hoạt động thanh tra đã được Đảng và Nhà nước xác định từ trước tới nay. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của thanh tra bao gồm:

a. Bảo đảm pháp chế trong vic tuân th Hiến pháp và pháp lut ca hoạt động thanh tra thanh tra

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế là nhằm bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, không có một thực thể nào đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật. Nguyên tắc pháp chế phải được thể hiện ở việc chấp hành pháp luật cả từ phía các cơ quan nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước.

Yêu cầu trước tiên đối với hoạt động thanh tra là phải tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này thể hiện quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật”. Thanh tra là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước, vì về mặt lý thuyết “Ở đâu có quyền lực thì ở đó có thanh tra”. Vì vậy, hoạt động thanh tra phải được tiến hành trước hết bởi các quy định của pháp luật; phải tuân thủ các quy định của pháp luật - Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan. Thanh tra viên và những người có thẩm quyền không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho đối tượng bịthanh tra. Trường hợp các hành vi thanh tra vượt quá phạm vi, thẩm quyền cho phép trong quyết định thanh tra hoặc cố ý kết luận sai sự thật, xử lý vụ việc

27

trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đều không phù hợp với nguyên tắc này.

Để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nội dung của hoạt động thanh tra phải bảo đảm việc tuân thủđúng quy định của pháp luật có liên quan:

- Hoạt động thanh tra phải được thực hiện theo phương thức thành lập Đoàn thanh tra hoặc thông qua thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.

- Thời hạn mỗi cuộc thanh tra phải tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Đó là mỗi cuộc thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thểkéo dài, nhưng không quá 60 ngày.

- Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm và quyết định các cuộc thanh tra cụ thể.

- Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn và các thành viên hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Như vậy, bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, về nguyên tắc hoạt động của Thanh tra là không được vi phạm những điều cấm của pháp luật khi thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cho đối tượng bị thanh tra nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, không phải lúc nào, ởđâu pháp luật cũng được thực thi nghiêm chỉnh. Sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ còn là một vấn đề thực tế cần được giải quyết một cách liên tục, nhanh chóng. Để giải quyết, Nhà nước đã áp dụng các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế hanh vi của đối tượng vi phạm, cho nên mọi biện pháp thực hiện đều cần đến công tác thanh tra. Chỉ có qua thanh tra mới có thểđánh giá được một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó chấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật hay không, vi phạm ở mức độ nào... Từđó mới có thể đề ra những biện pháp xử lý thích hợp. Do vậy, thanh tra chính là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)