Hoạt động của Thanh tra Đan Mạch

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 170 - 171)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

2. Hoạt động của Thanh tra Đan Mạch

Là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chếđại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là thành viên sáng lập của NATO và OECD với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp và hệ thống phúc lợi quốc gia lớn, xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập. Theo tạp chí kinh tế Hoa kỳ Forbes, Đan Mạch có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới và là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới theo Chỉ số nhận thức tham nhũng 2008, cùng hạng với Thụy Điển và New Zealand.

Cũng giống như Thụy Điển, thể chế của Đan Mạch theo chế độ quân chủ lập hiến do Hiến pháp năm 1953 kế thừa trên cơ sở hai lần tu chính của Hiến pháp 1849 vào các năm 1866 và 1915.

Để bảo đảm việc “thực thi đúng mực” của nền hành chính quân sự và dân sự, Hiến pháp năm 1953 đã trao cho Quốc hội nước này quyền được lựa chọn ít nhất một Thanh tra viên Quốc hội và quy định cụ thể về hoạt động của cơ quan Thanh tra với vai trò bảo đảm lợi ích của nhà nước và của công dân. Vì vậy, ngày 11 tháng 6 năm 1954, Quốc hội Đan Mạch đã thông qua Đạo luật Thanh tra Quốc hội. Để cụ thể hóa đạo luật này, Nghị định 48 ngày 9 tháng 2 năm 1962 về thanh tra Quốc hội, có hiệu lực ngày 01 tháng 4 năm 1962 cũng được

171

ban hành nhằm thiết lập cơ chế pháp lý về thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thực thi nghiêm minh.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 170 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)