II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ
4. Tổ chức và hoạt động của thanh tra Philippin
Cộng hoà Philippines là một nước ở Đông Nam Á có thủ đô là Manila, có diện tích trải dài 1.210 kilômét (750 dặm) trên lục địa châu Á gồm 7.107 hòn đảo được gọi là Quần đảo Philippines. Chính phủ Philippines được tổ chức kiểu cộng hoà nhất thể do tổng thống lãnh đạo. Philippinlà thành viên sáng lập và tham gia nhiều hoạt động của Liên hiệp quốc ngày 24 tháng 10 năm 1945 và là thành viên sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Philippines cũng là thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và là nước tham gia tích cực vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Latin và một thành viên của Nhóm 24. Nước này nằm trong liên minh chính và không thuộc NATO của Mỹ, nhưng cũng là một thành viên của Phong trào không liên kết.
Philippines hiện là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng tăng cao. Vì vậy, Philippines là một thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế khác, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Kế hoạch Colombo và G-77.
Trong các nguyên tắc và chính sách nhằm duy trì sự liêm chính và trung thực của hệ thống cơ quan nhà nước trong việc phục vụ công chúng, Hiến pháp năm 1987, đã quy định về việc thành lập Thanh tra - là cơ quan độc lập làm công cụđể thực hiện các mục đích chính là kiểm soát việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, ngày 12 tháng 05 năm 1988, cơ quan Thanh tra chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.
Nhằm bảo đảm cho cơ quan Thanh tra có thể thực thi quyền hạn, ngày 17 tháng 11 năm 1989, Nghị viện Philippin đã ban hành Luật cộng hòa số 6770, còn gọi là Luật Thanh tra 1989 quy định về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thanh tra.
184
a. Về tổ chức cơ quan Thanh tra Philippin
Cơ quan Thanh tra Philippin bao gồm cơ quan của Tổng thanh tra, Văn phòng Phó Tổng Thanh tra chuyên trách, các văn phòng của Phó Tổng Thanh tra phụ trách các vùng: Luxông, Vixaya, Minađao; Phó Tổng Thanh tra phụ trách quân đội, Văn phòng của Công tố viên đặc biệt.
- Văn phòng của Công tố viên đặc biệt, theo Luật Thanh tra là bộ phận cấu thành của Văn phòng của cơ quan thanh tra chịu sự giám sát và điều hành trực tiếp của Tổng Thanh tra, thực hiện chức năng chính là điều tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tổng Thanh tra và các Phó Tổng Thanh tra bao gồm cả Công tố viên do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách ít nhất là 21 người do Tòa án và Hội đồng Luật nhà nước đề cử63. Danh sách đề cử phải được công khai để lấy ý kiến nhân dân trên một tờ báo theo quy định của pháp luật.
Tổng Thanh tra được bổ nhiệm phải có ít nhất là 10 năm làm việc tại tòa án hoặc trong lĩnh vực luật pháp, là công dân Philippin, có tuổi đời ít nhất là 40. Bên cạnh đó các các tiêu chí về khu vực, văn hóa, dân tộc cũng được tính tới khi bổ nhiệm Tổng Thanh tra và các Phó Tổng Thanh. Nhiệm kỳ của Tổng Thanh tra và các Phó Tổng Thanh tra theo quy định là 7 năm.
Thanh tra Philippin có thể thành lập các Vụ quản lý và các bộ phận phục vụ nếu Tổng Thanh tra thấy cần thiết. Hiện nay cơ quan Tổng Thanh tra Philippin có các Cục, Phòng và các đơn vị trực thuộc.
Các Cục gồm:
- Cục hành chính gồm các phòng như: phòng quản lý nguồn nhân lực, Phòng Tổng hợp chung và Phòng Văn thư lưu trữ.
- Cục Tài chính và Quản lý gồm 3 phòng: kế toán, kế hoạch và ngân sách và phòng Máy tính và quản trị dữ liệu.
Nhằm giúp Tổng Thanh tra thực thi nhiệm vụ trên các vùng và các địa phương, Tổng Thanh tra có thể thiết lập các văn phòng tại các khu trung tâm đô thị hoặc tại địa bàn các tỉnh và giao cho Phó Tổng Thanh tra phụ trách các vùng Luxông, Vixaya, Minađao đảm nhiệm.