Bảo đảm tính dân chủ, công khai trong hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 29 - 30)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA

c. Bảo đảm tính dân chủ, công khai trong hoạt động thanh tra

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nhấn mạnh việc “định kỳ kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa”. Nghị quyết cũng xác định một trong những biện pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng là phải “tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹdo nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ”.

Theo đó, việc tiến hành thanh tra phải được thực hiện thường xuyên, công khai, bảo đảm tính minh bạch trong công tác thanh tra, nhất là đối với lĩnh vực tài chính của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước. Tính công khai, minh bạch phải được thể hiện ở những nội dung sau:

- Trong quá trình thanh tra, người tiến hành thanh tra phải thông báo cho đối tượng thanh tra về những nội dung thanh tra và kết luận thanh tra;

- Phải bảo đảm các quyền của đối tượng thanh tra trong việc giải trình những nội dung liên quan, khiếu nại, tố cáo về quyết định thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra...;

- Bảo đảm yêu cầu không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Như vậy, nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc nhằm bảo đảm cho hoạt động thanh tra nói riêng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nói chung thực hiện được mục đích xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân, nhằm bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, mà không phải là làm cản trở, đình trệ hoạt động của các cơ quan, tổ chức vị thanh tra. Bên cạnh đó việc xác định nguyên tắc này còn nhằm ngăn ngừa hạn chế tình

1

. Một số văn kiện về công tác thanh tra: Huấn thị của Hồ Chủ Tịch về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19/04/1957, tr 7- 10.

30

trạng thanh tra trùng lặp, kéo dài, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng bị thanh tra.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 29 - 30)