III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
a. Mục đích đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
* Đánh giá kết qủa hoạt động thanh tra để biết được chất lượng, hiệu quả của từng hoạt động thanh tra
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động thanh tra được các chủ thể có thẩm quyền và toàn xã hội mong muốn thực hiện đạt chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra có thể không đạt được chất lượng, hiệu quảnhư mong muốn. Cảhai trường hợp này đều cần thông qua đánh giá để biết được kết quả của hoạt động thanh tra có đạt chất lượng và hiệu quả hay không.
Nếu kết quả của hoạt động thanh tra đạt chất lượng và hiệu quả thì đó được coi là một kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy. Còn nếu kết quả của hoạt động thanh tra không đạt chất lượng và hiệu quả thì cần rút kinh nghiệm, khắc phục những việc chưa thực hiện được. Thực hiện những điều này để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra cần đối chiếu với mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, hình thức, phương pháp, công cụ và các kỹ năng thanh tra để xem có đạt chất lượng và hiệu quả hay không.
* Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để biết được tác động của hoạt động thanh tra
đối với xã hội
Bất kể hoạt động nào đều có tác động ít hay nhiều đối với xã hội. Hoạt động thanh tra là những hoạt động quan trọng của nhà nước, có tác động lớn đối với xã hội. Khi đánh giá tác
43
động của hoạt động thanh tra cần xem xét cả hai hướng tác động tích cực và tiêu cực trên các phương diện:
+ Vềphương diện chính trị: hoạt động thanh tra có bảo đảm thực hiện được đường lối chính trị hay không, có bảo đảm và thúc đẩy dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và quyền dân chủ của công dân hay không.
+ Vềphương diện kinh tế: hoạt động thanh tra có góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hay không ở các khía khía cạnh:
- Bảo vệ tài sản của nhà nước, của công dân, cơ quan và tổ chức;
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế của nhà nước, của công dân và tổ chức phát triển.
+ Vềphương diện xã hội: hoạt động thanh tra có bảo vệđược các quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của công dân, cơ quan và tổ chức hay không; có góp phần vào việc duy trì trật tự và ổn định các quan hệ xã hội hay không.
+ Vềphương diện pháp luật và quản lý nhà nước
- Đối với pháp luật: hoạt động thanh tra có bảo vệđược pháp luật hay không, có góp phần làm cho pháp luật hoàn thiện hay không.
- Đối với quản lý nhà nước: hoạt động thanh tra có chấn chỉnh được hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước hay không.
Khi đánh giá được tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động thanh tra thì có tác dụng làm cho cơ quan, người có thẩm quyền có biện pháp để phát huy hiệu quảtác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của các hoạt động đó.
* Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra đểthông qua đó đánh giá năng lực, trình độ
và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra
Kết quả hoạt động thanh tra phụ thuộc một phần vào năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Vì vậy, đánh giá kết quả hoạt động thanh tra giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá được năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra để từđó có biện pháp thích hợp đểđào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức này. Thực hiện vấn đề này chính là nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
* Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra đểthông qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm,
44
- Tổng kết rút kinh nghiệm là công việc quan trọng để xem xét những việc đã làm được cũng như những việc chưa làm được và nguyên nhân của nó. Từđó, cơ quan, người có thẩm quyền rút ra điều cần tiếp tục phát huy và đề ra biện pháp khắc phục những việc chưa làm được.
- Khen thưởng và kỷ luật là hai biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra cần phải được khen thưởng để ghi nhận, biểu dương, nêu gương thành tích đó và khuyến khích việc thực hiện tốt hoạt động thanh tra.
Tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra cần phải có hình thức kỷ luật phù hợp đểthông qua đó giáo dục, ngăn ngừa, răn đe tập thể, cá nhân khác trong hoạt động thanh tra.
Như vậy, đánh giá kết quả hoạt động thanh tra có tác dụng làm cho cơ quan, người có thẩm quyền tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra và có hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.