Cơ sở pháp lý cho việc tham gia của các tổ chức xã hội, phương tiện thông tin

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 50 - 52)

IV. SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA

1. Cơ sở pháp lý cho việc tham gia của các tổ chức xã hội, phương tiện thông tin

đại chúng vào hoạt động thanh tra

Với tư cách là cội nguồn của quyền lực nhà nước, các cá nhân công dân cũng như các tổ chức xã hội không chỉ tạo lập nên các cơ quan nhà nước, mà còn tích cực chủ động tham gia các công việc của chính quyền và thực hiện các biện pháp, hình thức để giám sát, kiểm tra hoạt động của bộmáy nhà nước.

51

Công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân mang tính quần chúng rộng rãi, sát cơ sở và tại cơ sở, đều khắp ở các lĩnh vực. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có những đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước; đánh giá về phẩm chất, đạo đức, năng lực của cán bộ, công chức nhà nước. Ngược lại, thông qua những nhận xét, đánh giá từ sự giám sát, kiểm tra của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể khác mà các cơ quan nhà nước có sựđiều chỉnh hoạt động nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của mình.

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, tổ chức Thanh tra nhân dân trực thuộc sự quản lý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc của Ban chấp hành Công đoàn (đối với các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) - Điều 12. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhân dân là giám sát, phát hiện, kiến nghị xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật của xã, phường, đơn vịcơ sở, tính chất của loại hình giám sát này là tính xã hội, tính nhân dân .

Từcơ sở pháp lý khoa học và thực tiễn, có thể kết luận vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, của nhân dân là rất cần thiết, thể hiện quyền dân chủ của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.Hoạt động kiểm tra, giám sát này không mang tính quyền lực nhà nước, không mang tính pháp lý mà mang tính xã hội, tính nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra của mình mà Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra nhân dân, các đoàn thể, tổ chức có những kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, xã hội nhằm góp phần kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực của lãnh đạo, quản lý, hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm, kết luận hành vi vi phạm đó là của cá nhân nào.

- Đối với các cơ quan thông tin báo chí và xuất bản:

Ngày 02/02/2008 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định số 14/2008/QĐ-BTTTT qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 24/07/2008 Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 581/QĐ-TT về việc Quy định chế độ làm việc, phân công công việc của lãnh đạo, nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng thuộc thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của Phòng thanh tra báo chí xuất bản gồm 8 nhiệm vụ cơ bản đó là:

+ Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Báo chí, Xuất bản;

52

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 50 - 52)