Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân thanh tra

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 30 - 32)

II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA

d. Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân thanh tra

lut của các cơ quan, cá nhân thanh tra

Đảng, Nhà nước và Chủ tịch HồChí Minh đã chỉ ra rằng: lãnh đạo, chỉđạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự thanh tra thì đó chính là nguyên nhân của bệnh quan liêu, dẫn đến tham ô, lãng phí. Ngay từnăm 1945, trong Sắc lệnh số 64-SL của Hồ Chủ Tịch ký ngày 23/11/1945 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt đã có quy định quyền hạn của Ban Thanh tra đặc biệt là: “đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủđã phạm lỗi”. Sắc lệnh số 138b-SL ngày 18/12/1949 về việc thành lập Ban Thanh tra Chính phủ có quy định nhiệm vụ của Ban là “thanh tra các nhân viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết”. Tại Sắc lệnh số 261-SL ngày 28/3/1956 về việc thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ có giao nhiệm vụ “thanh tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản nhà nước, chống phá hoại, tham ô, lãng phí”.

Luật Thanh tra 2010 cũng quy định trách nhiệm của Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra nhằm thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức cá nhân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo; phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; phát hiện những sơ hởtrong cơ chế, chính sách, pháp luật và trong công tác quản lý để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục hoặc sửa đổi, bổ sung ban hành mới các văn bản pháp luật, góp phần nâng cao quản lý Nhà nước.

Luật Thanh tra năm 2010 đã cụ thể hóa trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, có quyền và trách nhiệm khác theo quy định khác của pháp luật

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh

31

tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, pháp luật cũng quy định cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.

Riêng về Thanh tra nhân dân, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, Ban Thanh tra nhân dân sẽ do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng Chính phủ quy định cụ thể hoạt động, trong đó nói rõ quyền hạn, việc lựa chọn, giới thiệu, bầu, phê chuẩn các Ban Thanh tra nhân dân đối với từng loại hình Thanh tra nhân dân.

Như vậy, việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm của cá nhân, cơ quan có trách nhiệm, của các cá nhân, tổ chức là đối tượng bị quản lý sẽ bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý. Mặt khác, việc tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nội dung chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, khắc phục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương, hoàn thiện cơ chế quản lý. Tuy nhiên, việc phát hiện, tìm kiếm sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý cũng chưa đủ, mà thanh tra còn phải phát hiện và khẳng định, đồng thời tạo điều kiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới nảy sinh phát triển. Có như vậy thì hiệu quả công tác quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn, điều này được thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, hoạt động thanh tra (dù được thực hiện bằng phương thức gì, do cơ quan nào tiến hành) phải thể hiện tính kỷ cương pháp luật. Bởi vì, sự hiện diện của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát là nhằm nhắc nhở tới mọi đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát rằng: pháp luật phải được tuân thủ. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng và nhờđó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế mà còn thực hiện chức năng tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là đối với một Nhà nước chuyển từ mô hình kinh tế tập trung sang Nhà nước đảm nhận vai trò dịch vụ công. Khi đó, các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ thực sự trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của

32

mọi thành phần kinh tếđể có thể nhận được những khuyến nghị, những chỉ dẫn bảo đảm cho hoạt động của mình đúng pháp luật.

Hai là, trong quá trình thanh tra, các đánh giá, kết luận và kiến nghị có thể đưa ra những phân tích sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm, song các giải pháp được đưa ra không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật phát hiện được, mà nó còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, nhằm ngăn ngừa những phát sinh những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra.

Ba là, hoạt động thanh tra dù là loại hình nào cũng luôn luôn có tính định hướng và tính xây dựng. Vai trò phòng ngừa của thanh tra được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủđộng. Trong rất nhiều trường hợp, thông qua hoạt động thanh tra mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, không có sựđịnh hướng lại cho các đối tượng một cách kịp thời.

Tóm lại, hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước. Nhà nước có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Ngoài ra, nhân dân là người giám sát các hoạt động của Nhà nước. Trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật, Nhà nước ta không chỉ ghi nhận mà còn có các cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủđại diện. Việc kiểm tra, giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước là phương thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp mà mình là thành viên và các Ban Thanh tra nhân dân; thông qua việc khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra PGS lê thị hương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)