IV. THANH TRA VIÊN
b. Vai trò của đạo đức thanh tra
Đạo đức thanh tra có vai trò rất quan trọng đến hoạt động thanh tra, thể hiện qua một số nội dung sau:
- Điều chỉnh hành vi của thanh tra viên
Đạo đức thanh tra là cơ sở cho những hành vi đúng pháp luật, phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội của thanh tra viên. Trong hoạt động chuyên môn của mình, bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, người thanh tra viên nếu hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc những quy tắc đúng đắn khác mà pháp luật không quy định liên quan đến việc đảm bảo lợi ích của nhà nước và xã hội trong hoạt động thanh tra.
- Giáo dục nhân cách, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh tra viên
Đạo đức thanh tra không chỉđiều chỉnh hành vi của thanh tra viên mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người nói chung, của thanh tra viên nói riêng. Nó giúp cho mỗi thanh tra viên đánh giá, lựa chọn những hành vi phù hợp với yêu cầu của công việc chuyên môn của mình nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó đạo đức thanh tra thể hiện và bảo vệ những lý tưởng xã hội tốt đẹp, những điều nên làm trong hoạt động thanh tra sẽ góp phần phát triển tính tích cực xã hội của thanh tra viên, giáo dục thanh tra viên đấu tranh vì sự công bằng, công minh trong hoạt động chuyên môn. Các chuẩn mực và các nguyên tắc đạo đức thanh tra được xây dựng, củng cố và duy trì trong thời gian dài, khi hình thành sẽ có vai trò tác động trở lại vào nhận thức của thanh tra viên và chi phối hành vi của họ. Ví dụ như nguyên tắc trung thực là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với người thanh tra viên phải tuân theo, nêu ai vi phạm nguyên tắc này như ăn cắp của công, dối trá trong công việc sẽ bịdư luận trong cơ quan, đồng nghiệp lên án, nhân dân phê phán hoặc bịlương tâm cá nhân cắn dứt.
120