7. Bố cục của luận văn
1.3.1 Các phƣơng tiện kỹ thuật sử dụng trong thƣơng mại điện tử
1.3.1.1 Điện thoại
Điện thoại là một phƣơng tiện đƣợc sử dụng nhiều trong giao dịch thƣơng mại bởi tính dễ sử dụng và sự phát triển rộng rãi của mạng điện thoại trên toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của điện thoại di động và liên lạc qua vệ tinh. Qua điện thoại, các đối tác có thể liên lạc, trao đổi trực tiếp với nhau bằng giọng nói. Với đặc điểm này, nhiều loại dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp qua điện thoại nhƣ dịch vụ bƣu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tƣ vấn, giải trí... Tuy nhiên, hạn chế của điện thoại là chỉ truyền tải đƣợc âm thanh, giao dịch chính thức vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí cho giao dịch qua điện thoại, nhất là điện thoại đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế vẫn còn cao nên hiệu quả kinh tế thấp.
1.3.1.2 Máy Fax
Ƣu điểm lớn nhất của máy fax là cho phép truyền các văn bản trên giấy trong thời gian rất ngắn, giúp tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian so với cách gửi thƣ và công văn truyền thống, đặc biệt là khi các đối tác giao dịch ở các nƣớc khác nhau. Tuy nhiên, máy fax có một số hạn chế nhƣ không thể truyền tải đƣợc âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều nên ít hấp dẫn đối với ngƣời sử dụng. Hơn nữa, giá thiết bị và chi phí sử dụng còn cao nên việc sử dụng máy fax có tính kinh tế thấp.
1.3.1.3 Truyền hình
Mức độ phổ thông của máy thu hình trên toàn thế giới và tầm phủ sóng rộng rãi của vô số các kênh truyền hình đặc biệt là với sự phát triển của hệ thống cáp quang và truyền hình phủ sóng qua vệ tinh đã khiến các nhà kiinh doanh tìm thấy ở truyền hình một phƣơng tiện kinh doanh hữu hiệu với việc thực hiện các chƣơng trình quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, điểm hạn chế là truyền hình chỉ là công cụ viễn thông một chiều. Qua truyền hình, những khách hàng quan tâm đến sản phẩm đƣợc quảng cáo không thể tìm kiếm các dịch vụ chào hàng cũng nhƣ đàm phán với ngƣời bán về các điều khoản cụ thể. Hiện nay, nhờ đƣợc kết nối với máy tính điện tử, công dụng của máy thu hình đã đƣợc mở rộng hơn và nhƣợc điểm này có thể đƣợc khắc phục.
1.3.1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Trong thƣơng mại điện tử việc thanh toán có thể đƣợc thực hiện thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử. Đây thực chất là các phƣơng tiện cho phép tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Những phƣơng tiện đƣợc sử dụng rộng rãi trong thanh toán điện tử là máy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller Machine), các loại thẻ tín dụng (credit card), thẻ mua hàng (purchasing card), thẻ thông minh (smart card - là một loại thẻ từ có gắn vi chíp điện tử mà thực chất là một máy tính điện tử rất nhỏ)...
1.3.1.5 Intranet và Extranet
Mạng nội bộ (Intranet) theo nghĩa rộng là mạng thông tin trong nội bộ một cơ quan, một doanh nghiệp. Bằng sự nối kết giữa các máy tính điện tử trong cơ quan, doanh nghiệp cùng với các liên lạc di động , các thành viên trong cơ quan, doanh nghiệp đó có thể liên lạc, trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với nhau thông qua mạng này. Theo nghĩa hẹp, mạng nội bộ có thể là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, gọi là mạng cục bộ (LAN: Local Area Network), hoặc mạng kết nối các máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn, gọi là mạng miền rộng (WAN: Wide Area Network). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau sẽ tạo thành một liên mạng nội bộ hay còn gọi là mạng ngoại bộ (Extranet) và tạo ra một cộng đồng điện tử liên xí
nghiệp (inter-enterprise electronic community).
1.3.1.6 Internet và Web
Khi nói Internet là nói tới một phƣơng tiện liên kết các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế HTTP (Hyper Text Transfer Protocol - Giao thức truyền siêu văn bản) với các trang siêu văn bản viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language), tạo ra hàng chục dịch vụ khác nhau, nhƣng nổi bật nhất tới nay là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991 (thƣờng gọi tắt là web, viết tắt là WWW). Web là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản (hyper link, hyper text), là một giao thức để tạo ra các liên kết động trong hoặc giữa các văn bản, hay nói cách khác là tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác. Nó cho phép ngƣời sử dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác. Bằng cách đó, ngƣời sử dụng có thể truy cập các thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ văn bản, đồ hoạ, âm thanh... Web với tƣ cách là một không gian ảo cho thông tin đã đƣợc toàn thế giới chấp nhận làm tiêu chuẩn giao tiếp thông tin.
Ngày nay, do công nghệ Internet đƣợc áp dụng rộng rãi vào việc xây dựng các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ nên càng ngày ngƣời ta càng hiểu các mạng này là các “phân mạng” (subnet) của Internet. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá, tạo ra bƣớc phát triển mới của ngành truyền thông và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của thƣơng mại điện tử. Dù có hay không có Internet/Web, ta vẫn có thể làm thƣơng mại điện tử (qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ cùng với các phƣơng tiện điện tử khác), song ngày nay, nói tới thƣơng mại điện tử thƣờng có nghĩa là nói tới Internet/Web, vì thƣơng mại đã và đang trong tiến trình toàn cầu hoá và hiệu quả hoá, nên cả hai xu hƣớng ấy đều đòi hỏi phải sử dụng triệt để Internet và Web nhƣ các phƣơng tiện đã đƣợc quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao.
1.3.2 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thƣơng mại điện tử 1.3.2.1 Thƣ điện tử (e-mail) 1.3.2.1 Thƣ điện tử (e-mail)
Các đối tác (ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thƣ điện tử để gửi thƣ cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thƣ điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin ở dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận trƣớc.
1.3.2.2 Thanh toán điện tử (electronic payment)
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và phát triển của thƣơng mại điện tử đã hƣớng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới , đó là:
-Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính ( FEDI - Financial Electronic Data Interchange) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.
-Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt đƣợc mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), sau đó đƣợc chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet. Tất cả đều đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hoá” (digital cash), công nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là “mã hoá khoá công khai/bí mật” (Public/Private Key Crypto-graphy). Thanh toán bằng tiền mặt Internet đang trên đà phát triển nhanh vì có hàng loạt ƣu điểm nổi bật:
+ Có thể dùng cho thanh toán những món hàng giá trị nhỏ
+ Có thể tiến hành giữa hai con ngƣời hoặc hai công ty bất kỳ mà không đòi hỏi phải có một quy chế đƣợc thoả thuận trƣớc, các thanh toán là vô hình. + Tiền mặt nhận đƣợc đảm bảo là tiền thật, tránh đƣợc nguy cơ tiền giả.
để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ thông minh (smart card, hay còn gọi là thẻ giữ tiền - stored value card); tiền đƣợc trả cho bất cứ ai đọc đƣợc thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “mã hoá khoá công khai/bí mật” tƣơng tự nhƣ kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”.
-Thẻ thông minh (smart card) nhìn bề ngoài tƣơng tự nhƣ thẻ tín dụng, nhƣng ở mặt sau của thẻ, thay vì dải từ, lại là một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lƣu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ đƣợc chi trả khi ngƣời sử dụng và thông điệp (ví dụ xác nhận thanh toán hoá đơn) đƣợc xác thực là “đúng”. -Giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking) và giao dịch chứng khoán số
hoá (digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống:
+ Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các ki-ốt, giao dịch cá nhân tại nhà, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng...).
+ Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị...). + Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng.
+ Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác.
1.3.2.3 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange)
Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi các dữ liệu dƣới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty, hay giữa các công ty hoặc tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con ngƣời (gọi là dữ liệu có cấu trúc vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trƣớc khuôn dạng cấu trúc của các thông tin). Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thƣơng mại quốc tế đã đƣa ra định nghĩa pháp lý sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phƣơng tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã đƣợc thoả thuận về cấu trúc thông tin”. EDI ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trên
bình diện toàn cầu và chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ.
Thƣơng mại điện tử qua biên giới (Cross-border electronic commerce) về bản chất là trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp đƣợc thực hiện giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung: giao dịch kết nối, đặt hàng, giao dịch gửi hàng (shipping) và thanh toán. Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nƣớc có quan điểm, chính sách và luật pháp thƣơng mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trƣớc một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hoá thƣơng mại và tự do hoá việc sử dụng Internet. Chỉ nhƣ vậy mới có thể đảm bảo đƣợc tính khả thi, tính an toàn và tính hiệu quả của trao đổi dữ liệu điện tử.
1.3.2.4 Giao gửi số hoá các dung liệu (Digital delivery of content)
Giao gửi số hoá các dung liệu là việc mua bán, trao đổi các sản phẩm mà ngƣời ta cần nội dung, tức là hàng hoá, chứ không cần tới vật mang hàng hoá nhƣ phim ảnh, âm nhạc, các chƣơng trình truyền hình, phần mềm máy tính... Các ý kiến tƣ vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm... nay cũng đã đƣợc đƣa vào danh mục các dung liệu (content). Đồng thời, trên giác độ kinh tế - thƣơng mại, các loại thông tin kinh tế và kinh doanh trên Internet đều có ở mức phong phú, do đó một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin ngày nay là khai thác trực tiếp đƣợc lƣợng thông tin trên Web và phân tích tổng hợp lƣợng thông tin này sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
1.3.2.5 Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods)
Để tận dụng tính năng đa phƣơng tiện (multimedia) của môi trƣờng Web và Java, ngƣời bán xây dựng trên mạng các cửa hàng ảo (virtual shop) để thực hiện việc bán hàng. Ngƣời sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng háo hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Vì là hàng hoá hữu hình nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng các phƣơng tiện gửi hàng truyền thống để đƣa hàng tới tay khách. Điều quan trọng nhất là khách hàng có thể mua hàng
tại nhà (home shopping) mà không cần phải đích thân đi tới cửa hàng.
1.3.3 Các loại giao tiếp trong thƣơng mại điện tử
- Giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời: qua điện thoại, thƣ điện tử, máy fax
- Giao tiếp giữa ngƣời với máy tính điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử (Electronic form) và qua mạng Internet.
- Giao tiếp giữa máy tính điện tử với ngƣời: qua thƣ tín do máy tính tự động sinh ra, qua máy fax và thƣ điện tử
- Giao tiếp giữa máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua việc trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, các dữ liệu mã hoá bằng vạch (barcoded data, cũng gọi là dữ liệu mã vạch).
1.3.4. Các giao dịch thƣơng mại điện tử 1.3.4.1 Căn cứ theo đối tƣợng giao dịch 1.3.4.1 Căn cứ theo đối tƣợng giao dịch
Các giao dịch thƣơng mại điện tử hiện nay đƣợc xây dựng dựa trên các mối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng. Do vậy, căn cứ theo đối tƣợng giao dịch, trong thƣơng mại điện tử có thể có các giao dịch sau:
- B2B (Business to Business): là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau và giao dịch bên trong doanh nghiệp (Business to Employee). Các doanh nghiệp thƣờng sử dụng hình thức giao dịch này để trao đổi chứng từ, thanh toán tiền hàng và trao đổi thông tin. Hình thức trao đổi này thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng mạng Intranet và Extranet để giao dịch.
- B2C (Business to Consumer): là giao dịch giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, minh hoạ cụ thể là việc bán hàng qua mạng, làm cho việc mua sắm của ngƣời tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn vì ngƣời tiêu dùng có thể thực hiện việc xem hàng, mua hàng và thanh toán tại nhà mà không cần phải đến tận cửa hàng. Đây chính là sự thể hiện việc điện tử hoá tiêu thụ khi mạng toàn cầu ra đời và phát triển.
- B2G (Business to Government): giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ, bao gồm việc trao đổi thông tin, mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến (online government procurement) và quản lý nhà nƣớc về thuế, hải quan... - C2G (Consumer to Government): giao dịch giữa ngƣời tiêu dùng với các cơ quan chính phủ nhằm trao đổi các thông tin về thuế, dịch vụ hải quan và các thông tin khác.
- G2G (Government to Government): giao dịch giữa các chính phủ nhằm mục đích trao đổi thông tin.
Trong các giao dịch trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp B2B và giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng B2C là hai dạng giao dịch phổ biến trong thƣơng mại điện tử đặc biệt là nếu xét trên góc độ thuần tuý kinh doanh.
Trƣớc hết, về giao dịch B2B, đây là quan hệ giao dịch chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số các giao dịch thƣơng mại điện tử hiện nay. Khi áp dụng B2B, các doanh nghiệp xây dựng cho mình các Website trên mạng Internet nhằm giới thiệu về doanh nghiệp cũng nhƣ các sản phẩm của doanh nghiệp cho các đối tác, đồng thời những đối tác quan tâm có thể giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp ngay trên Website này. Bên cạnh đó, Website cũng là mạng nội bộ giữa doanh nghiệp với một số khách hàng đã và đang làm việc với doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với đa số các công ty, các Website này cũng kiêm luôn chức năng bán lẻ hàng hoá cho ngƣời tiêu dùng khi họ truy cập tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng nhƣ các khách hàng là doanh nghiệp khác.
Trong phƣơng thức B2B, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý đƣợc quá trình cung cấp nguyên liệu, dịch vụ từ phía nhà cung cấp cũng nhƣ việc giao hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ của mình và các nhà phân phối độc lập khác. Đồng thời, trong quá trình này, doanh nghiệp cũng liên tục đƣợc cập